Thiên hà M77 trong ảnh chụp của kính viễn vọng không gian Hubble. Ảnh: NASA.

Thiên hà M77 trong ảnh chụp của kính viễn vọng không gian Hubble. Ảnh: NASA.

Thiên hà rộng 100.000 năm ánh sáng

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA chụp ảnh chi tiết thiên hà Messier 77 trong chòm sao Cetus (Kình Ngư).

NASA công bố ảnh chụp thiên hà Messier 77 (M77) cách Trái Đất 47 triệu năm ánh sáng hôm 17/3. Ánh sáng màu đỏ tràn ngập trên ảnh thể hiện lượng hydro dồi dào của thiên hà.

Nhân thiên hà rực sáng nằm giữa, xung quanh là những đường xoắn ốc vươn ra với mây bụi che phủ. Những vùng hình thành sao mới với sắc đỏ nằm gần nhân thiên hà.

Nhà thiên văn người Pháp Pierre Méchain phát hiện M77 năm 1780. Ông cho rằng đây là một tinh vân, đám mây khí bụi khổng lồ trong vũ trụ.

Nhà thiên văn Charles Messier sau đó phân loại M77 là cụm sao hay quần tinh. Tuy nhiên, thực chất đây là một thiên hà khổng lồ. Từ Trái Đất, các chuyên gia có thể quan sát M77 thuận lợi nhất vào tháng 12.

M77 là ví dụ điển hình của thiên hà Seyfert, loại thiên hà có nhân hoạt động mạnh, bị khí và bụi vũ trụ xung quanh che khuất.

M77 là một trong những thiên hà sáng và được nghiên cứu kỹ nhất thuộc loại này. Giới khoa học mới chỉ quan sát được một vụ nổ siêu tân tinh tại M77 vào ngày 24/11/2018.

Tin bài liên quan