Mặt Trăng giả và hào quang rực sáng trên bầu trời

Nhiếp ảnh gia Brent McKean chụp lại màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục tại Manitoba, Canada, hôm 13/2.
Màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục trên bầu trời Manitoba. Ảnh: BBC.

Màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục trên bầu trời Manitoba. Ảnh: BBC.

"Tôi từng vài lần bắt gặp hào quang vào ban ngày. Vài năm trước tôi còn nhìn thấy cầu vồng Mặt Trăng, thậm chí có tia sét đánh xuyên qua", McKean chia sẻ.

Tuy nhiên, khung cảnh anh quan sát được ở Manitoba vẫn đặc biệt ấn tượng.

Trong ảnh, xung quanh Mặt Trăng là quầng sáng nhiễu xạ, tiếp theo là hào quang tròn (hay hào quang 22 độ) bao quanh, phía trên là một phần của hào quang ngoại tiếp, hai bên là các đốm sáng lớn hay Mặt Trăng giả.

Các hào quang xuất hiện do những tinh thể băng giống lăng kính lục giác đã khúc xạ ánh sáng. Hào quang ngoại tiếp phía trên hình thành do Mặt Trăng đang ở góc thấp trên bầu trời.

Hai Mặt Trăng giả cho thấy các tinh thể băng xếp theo chiều dọc.

Quầng sáng nhiễu xạ của Mặt Trăng hình thành khi ánh sáng bị bẻ cong ở xung quanh và giữa những hạt nước, trong trường hợp này là hạt nước siêu lạnh.

Ánh trăng đi qua hai lớp hạt, lớp trên gồm các tinh thể băng và lớp dưới gồm hạt nước siêu lạnh. Đường đi của mỗi tia sáng bị thay đổi, tạo ra quầng sáng đầy màu sắc.

Tin bài liên quan