Cuộc chiến sinh tồn giữa 2 loài rắn độc nhất nước Mỹ

Cuộc chiến sinh tồn giữa 2 loài rắn độc nhất nước Mỹ

(ĐTCK) Cuộc chiến giữa những kẻ đi săn nguy hiểm bậc nhất, chiến thắng sẽ thuộc về kẻ chủ động hơn mà thôi!

Rắn đuôi chuông và rắn hổ mang nước (rắn miệng bông) đều là những kẻ săn mồi nguy hiểm bậc nhất, chúng là mối đe dọa lớn với cả động vật và con người. Cả hai loài rắn trên đều thuộc nhóm rắn độc (Pit Viper), chỉ cần nhiễm phải 40 - 70 mg nọc độc sau cú đớp của chúng, một người trưởng thành có thể mất mạng. 

Những con rắn này có một phần lõm trên mặt nằm giữa mắt và lỗ mũi, được sử dụng để cảm nhận nhiệt độ cơ thể phát ra từ con mồi.

Nguồn clip: RoaringEarth.

Trong đoạn clip quay tại vùng Everglades miền Nam tiểu bang Florida của Mỹ, con rắn đuôi chuông không biết vì đi lạc đường thế nào mà lạc phải đúng vị trí của một con rắn hổ mang nước đói bụng. 

Hổ mang nước là rắn độc nhưng là loài chậm chạp, không nhanh và nguy hiểm như chính nọc độc của nó. Mặc dù hoạt động cả ngày lẫn đêm, chúng chủ yếu săn lùng thức ăn sau khi trời tối. Cách thức chủ yếu của chúng là lặng lẽ rình mồi hoặc bò đi tìm kiếm thức ăn.

Con rắn hổ mang nước trong clip là điển hình của việc lặng lẽ rình con mồi. Mặc dù đều cùng là những kẻ săn mồi siêu hạng, nhưng với lợi thế chọn vị trí chủ động cùng với vóc dáng thể hình to hơn hẳn con rắn đuôi chuông, nên chỉ bằng một cú đớp dứt khoát, rắn hổ mang nước đã hạ gục con mồi.

Cuộc chiến sinh tồn giữa 2 loài rắn độc nhất nước Mỹ ảnh 1

Cảnh clip được quay tại vùng Everglades miền Nam tiểu bang Florida của Mỹ.

Vết cắn đau đớn được tẩm nọc độc sẽ phá hủy tế bào máu của con mồi, khiến nó dần bị tê liệt toàn thân, sau đó bị rắn hổ mang nước nuốt chửng. Đối với những con mồi quá lớn so với thể trạng của con rắn, sau khi há rộng miệng ngoạm lấy con mồi, bước tiếp theo là dịch chuyển con mồi qua đường tiêu hóa xoắn, nơi dịch tiêu hóa trong dạ dày có thể bắt đầu phá vỡ các mô.

Thông thường, kẻ thù đáng sợ nhất của rắn đuôi chuông là loài rắn vua - một loài chuyên đi ăn thịt các loài rắn khác do bản thân đã có khả năng miễn nhiễm với chất độc có trong nọc rắn. Do đó, việc bị ăn thịt bởi rắn hổ mang nước là việc ít khi xảy ra đối rắn đuôi chuông.

Tin bài liên quan