Tọa đàm sẽ dành nhiều thời gian để giải đáp câu hỏi và các vấn đề cộng đồng doanh nghiệp quan tâm. Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh, Chủ tịch VCCI, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam Bruno Angelet.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn anh, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam Bruno Angelet, Cao ủy thương mại EU, bà Cecilia Malstrom.... sẽ trực tiếp trả lời trực tiếp khách mời tại Tọa đàm.
EVFTA với 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, các vấn đề pháp lý-thể chế.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, EVFTA và IPA có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ từ EU, bởi đây là một trong những trung tâm công nghệ nguồn của cả thế giới.
Những cam kết về dịch vụ - đầu tư, mua sắm chính phủ, những quy định cụ thể về mở cửa thị trường và biện pháp kỹ thuật trong một số lĩnh vực cụ thể, cũng như những cam kết về quản trị nhà nước sẽ đảm bảo một môi trường kinh doanh và pháp lý ổn định, thông thoáng cho nhà đầu tư của cả hai bên nói chung và các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ EU nói riêng.
Đã có thời gian Việt Nam tiếp nhận hầu như không có chọn lọc vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, chưa tạo ra được sự liên kết, liên thông và tạo được ra hệ thống sự liên kết giữa các doanh nghiệp nội-ngoại và như vậy các dòng vốn FDI khi vào Việt Nam hoạt động một cách độc lập và tính lan tỏa chưa cao.
Như vậy, để tránh trở thành nơi nhập khẩu những thiết bị công nghệ thấp, đồng thời thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ hiện đại của EU, ta phải thay đổi cách làm, đặc biệt cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 rõ ràng, Việt Nam rất cần công nghệ nguồn, công nghệ cao của EU trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp sạch, kể cả trong các hoạt động dịch vụ để tốt hơn nữa.
Ngoài ra, lĩnh vực giáo dục và đào tạo của EU rất cao do vậy Việt Nam cần tận dụng EVFTA để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và có được nhiều nhân lực chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu trong thời gian sắp tới.
Với tính chất là một FTA thế hệ mới, có phạm vi rộng và mức độ tự do hóa sâu, khi đi vào thực hiện, EVFTA được dự kiến sẽ mang lại những tác động quan trọng đối với hoạt động kinh doanh thương mại giữa Việt Nam và EU.
Tuy nhiên, kinh nghiệm thực thi các cam kết WTO và các FTA trước đây của Việt Nam cho thấy, các lợi ích từ một hiệp định muốn trở thành hiện thực cần những nỗ lực lớn để thực thi các cam kết, hiện thực hóa các lợi ích và xử lý thách thức liên quan.