Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 với công suất 1.244 MW sử dụng nhiên liệu than cám 6A Hòn Gai – Cẩm Phả, cung cấp sản lượng điện khoảng 7,2 tỉ kWh mỗi năm (ảnh: st)

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 với công suất 1.244 MW sử dụng nhiên liệu than cám 6A Hòn Gai – Cẩm Phả, cung cấp sản lượng điện khoảng 7,2 tỉ kWh mỗi năm (ảnh: st)

Giá than tăng 7%, EVN dự báo chi phí sản xuất điện tăng thêm 5.000 tỷ đồng

(ĐTCK) Ông Đặng Hoàng An, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, khả năng chi phí sản xuất điện của EVN sẽ có thể tăng thêm khoảng 5.000 tỷ đồng trong năm 2017 do giá bán than cho điện tăng 7% từ cuối tháng 12/2016.

Phát biểu trên được ông An đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của EVN diễn ra chiều 3/1.

Ông An cho biết, mặc dù năm 2016, doanh thu đạt hơn 264.680 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2015; năng suất lao động sản của ngành điện tăng 11% chỉ sau một năm, đạt 1,737 triệu kWh/người, vượt 1% so với kế hoạch đề ra; song năm 2017, EVN sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo ông An, với kế hoạch dự kiến huy động nguồn điện chạy dầu đảm bảo cho 2,2 tỷ KW sẽ là thách thức lớn đối với tình hình tài chính của EVN trong năm 2017. 
Trước hết, do yếu tố chi phí đầu vào của sản xuất điện đã tăng liên tục từ năm 2015 song chưa được đưa vào cân đối giá điện hiện hành bao gồm biến động tỷ giá, giá than, khí cho sản xuất điện, thuế tài nguyên nước, chi phí môi trường rừng và đặc biệt là chi phí tăng từ tháng 12/2016 do giá than tiếp tục tăng khoảng 7% cung cấp cho sản xuất điện.
Theo dự tính của EVN, với việc giá than tăng khoảng 7% sẽ làm đội chi phí sản xuất điện lên 4.692 tỷ đồng trong năm 2017, tiếp tục đặt ra nhiều khó khăn cho Tập đoàn trong việc thu xếp cân đối đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư và sản xuất.

Bên cạnh đó, sản lượng điện sản xuất của EVN còn hạn chế, mới chỉ chiếm khoảng 43,5% nên việc đảm bảo cung ứng điện toàn quốc phụ thuộc lớn vào các nhà máy điện ngoài EVN. Vấn đề đảm bảo nhiên liệu cho phát điện, đặc biệt là nguồn khí cấp cho các nhà máy điện khu vực Tây Nam Bộ sau khi nhà máy xử lý khí GPP Cà Mau đưa vào vận hành (từ tháng 4/2017). 

Giá than tăng 7%, EVN dự báo chi phí sản xuất điện tăng thêm 5.000 tỷ đồng ảnh 1

Một khó khăn nữa cũng được ông An đưa ra là việc thu xếp vốn đầu tư các dự án điện đang và sẽ gặp nhiều khó khăn do chủ trương hiện nay của Chính phủ là hạn chế việc bảo lãnh vay vốn, trong khi đó, mức vay của EVN cũng như các đơn vị đã vượt qua ngưỡng hạn chế vay theo quy định hiện hành. 

Theo kế hoạch đề ra cho năm 2017, EVN dự kiến sản xuất và mua 197,2 tỷ kWh điện, tăng 11,4% so với năm 2016, điện thương phẩm 177,59 tỷ kWh tăng 11,5% so với năm 2016. Tỷ lệ tổn thất điện năng toàn Tập đoàn 7,6%. Các chỉ tiêu sản xuất đều tăng nhằm đáp ứng nhu cầu điện tăng cao hơn trong năm 2017 của cả nền kinh tế.

Bên cạnh đó, các chỉ số khác cũng được đặt mục tiêu tăng so với 2016 như năng suất lao động sản xuất kinh doanh điện tăng 8-10%, giảm 5-10% chi phí (không kể chi phí khấu hao cơ bản). 

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nhu cầu điện phục vụ tăng trưởng kinh tế (với mức tăng trưởng GDP hằng năm 6,5-7% thời gian tới) là rất lớn khi chúng ta đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp.

Giá than tăng khoảng 7% sẽ làm đội chi phí sản xuất điện lên 4.692 tỷ đồng trong năm 2017.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu EVN tập trung vào một số nhiệm vụ. EVN phải tiếp tục là tập đoàn Nhà nước giữ vai trò chủ đạo thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện quốc gia. Bảo đảm thực hiện đúng tiến độ các dự án điện, đề xuất các cơ chế để mọi thành phần tham gia lĩnh vực này, đặc biệt đề xuất cơ chế tài chính, đầu tư nguồn và lưới điện để tạo điều kiện cho EVN thực hiện tốt nhiệm vụ nặng nề này.

Thủ tướng nhấn mạnh, cái gì thuộc về thể chế ràng buộc khiến EVN không phát triển được, thuộc phạm vi Chính phủ thì Chính phủ sẽ tháo gỡ. 10 đề nghị của EVN tới Chính phủ, cơ bản đã đồng tình. Thủ tướng lưu ý văn phòng Chính phủ nhanh chóng ban hành các quyết định, tháo gỡ cơ chế cho EVN. 

Về vấn đề tiếp tục bảo lãnh cho EVN vay vốn, Thủ tướng giao Bộ Tài chính trình theo hướng bảo lãnh để có cơ chế cho EVN. “Nhưng làm phải có hiệu quả, tránh tình trạng vay tràn như trước đây, khiến Chính phủ “gánh” oằn lưng. Giờ tự vay thì tự trả”, Thủ tướng nêu rõ. 

Đối với kiến nghị tăng vốn điều lệ EVN lên 205 nghìn tỷ đồng, Thủ tướng giao Bộ Công thương, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 1/2017. 

Thủ tướng cũng yêu cầu EVN phải khẩn trương có bộ phận nghiên cứu cơ chế tài chính, “Phải có bộ phận nghiên cứu riêng về tài chính cùng kỹ thuật thì mới giải quyết được bài toán tài chính. Đây là vấn đề cũng rất quan trọng không được coi nhẹ vì đồng tiền, cơ chế tài chính cần có tính toán cụ thể”, Thủ tướng nói.

Giá than tăng 7%, EVN dự báo chi phí sản xuất điện tăng thêm 5.000 tỷ đồng ảnh 2

 Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán SSI

Thép, điện và môi trường!

- Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán SSI
Trước khi quy hoạch ngành thép việc cần phải làm là quy hoạch ngành điện. Phong trào xây dựng nhà máy thép đang nở rộ ở Việt Nam chủ yếu dựa vào lợi thế cạnh tranh của giá điện và những chuẩn mực không khắt khe so với các nước khác về môi trường. Các nhà sản xuất thép trên thế giới đang tìm cách hợp tác với các tổ chức trong nước để mong tận dụng ưu thế này thông qua cung cấp tín dụng và công nghệ thiết bị, chứ nếu có 10 tỷ đô la lúc này mà không chịu áp lực của người cung cấp tài chính chắc chắn không doanh nghiệp Việt Nam nào chọn làm nhà máy thép.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa cảnh báo thiếu điện trung và dài hạn đang hiện hữu, khi dư địa phát triển nhiệt điện, thuỷ điện bị giới hạn do không thể tiếp tục xây dựng thêm các nhà máy. Nhà máy điện hạt nhân chúng ta dừng không triển khai. Tiềm năng lớn nhất để phát triển nguồn điện trong tương lai sẽ là điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời, năng lượng mới...), đây là hướng đầu tư đang được ủng hộ nhiều nhất trên thế giới do bảo vệ được môi trường tự nhiên. Việc phát triển năng lượng tái tạo sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn tài trợ vốn vay từ các tổ chức quốc tế, tuy nhiên đơn giá điện tái tạo sẽ cao hơn rất nhiều so với giá điện hiện tại.
Thiết nghĩ một nước nghèo như nước ta thì bất kể ngành nào cũng rất cần phát triển, nhưng phải cân đối để làm sao vừa tận dụng được thế mạnh, vừa mang lại hiệu quả và quan trọng hơn là phải giữ được môi trường thiên nhiên.
Ở tầm nhìn của một người dân, có thể tôi không đủ thông tin để đánh giá chiến lược phát triển ngành thép, nhưng với hiểu biết của mình tôi không thể hiểu, chúng ta lấy điện ở đâu để làm thép và mặc dù đất nước chúng ta đang rất áp lực phát triển, nhưng đừng vì áp lực mà làm hỏng môi trường thiên nhiên của con cháu, của những người chưa được sinh ra. Nếu những gì chúng ta muốn xây dựng mà chúng ta chưa làm được thì con cháu chúng ta sẽ làm, nhưng nếu môi trường bị tàn phá thì con cháu chúng ta cũng chẳng còn cơ hội để làm tiếp.
Trước khi nghĩ đến cần làm thép, hãy nghĩ tới môi trường và năng lượng để làm thép!
Tin bài liên quan