Giá quặng sắt tăng mạnh gây thêm áp lực lên lạm phát

Giá quặng sắt tăng mạnh gây thêm áp lực lên lạm phát

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Giá quặng sắt đột ngột tăng mạnh trở lại đang trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng do giá than, khí đốt liên tục tăng cao làm gia tăng lo ngại về lạm phát.

Hợp đồng tương lai quặng sắt đã tăng 50% chỉ trong 3 tuần bên cạnh giá các mặt hàng năng lượng cũng tăng mạnh khi nhu cầu tăng, nguồn cung bị đình trệ và chính sách bảo vệ môi trường đưa chỉ số hàng hoá của Bloomberg lên mức cao nhất từ ​​trước đến nay.

Giá quặng sắt tăng cao có khả năng làm giảm tỷ suất lợi nhuận tại các công ty sản xuất thép mà các công ty này có khả năng không thể chuyển chi phí cao hơn cho các lĩnh vực hạ nguồn như bất động sản và xây dựng vốn đang hạ nhiệt.

Giá nhiều hàng hoá tăng mạnh cũng như tình trạng thiếu điện ngày càng nghiêm trọng, đã làm phức tạp triển vọng của các nhà hoạch định chính sách toàn cầu đang tìm cách cân bằng việc rút lại các biện pháp kích thích khẩn cấp với lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại và lạm phát tăng cao.

Vấn đề đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư hiện nay là một cuộc khủng hoảng năng lượng trải dài từ châu Á sang châu Âu, khiến các nhà máy đóng cửa, đẩy giá hóa đơn điện và đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch. Trung Quốc cho biết, sẽ cho phép giá điện tăng gấp đôi giới hạn hiện tại và các ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất sẽ chịu nhiều ảnh hưởng do chi phí tăng cao.

"Trung Quốc cũng có thể xuất khẩu lạm phát khi sự gián đoạn lan truyền qua các chuỗi cung ứng toàn cầu”, các nhà phân tích của Citigroup viết trong một báo cáo.

Giá quặng sắt đã tăng 16% trong tháng 10 do kỳ vọng một số nhà sản xuất thép Trung Quốc sẽ hoạt động trở lại sau khi cắt giảm sản lượng sâu hơn dự kiến. Thị trường quặng sắt đã tăng đột biến trong năm nay khi cam kết giới hạn khối lượng thép hàng năm của Trung Quốc được đưa ra và giá quặng sắt đã tăng lên mức kỷ lục vào tháng 5, sau đó giảm đến tháng 9 khi các nhà chức trách tăng cường các biện pháp cắt giảm nguồn cung do lo ngại về thị trường bất động sản.

“Sản lượng thép được cho là sẽ tăng trong tháng 10 ở một số khu vực của Trung Quốc như Đường Sơn, Giang Tô, Chiết Giang và An Huy, sau khi các khu vực này vượt quá mức cắt giảm sản lượng thép vào tháng 9. Các nhà máy bị ảnh hưởng có thể thấy sản lượng của tháng 11 bằng hoặc vượt quá mức của tháng 10”, Vivek Dhar, nhà phân tích hàng hóa tại Commonwealth Bank of Australia cho biết.

Giá quặng sắt tại Singapore tăng 10% lên 137,60 USD/tấn trong khi hợp đồng tương lai quặng sắt tại Đại Liên tăng 4,6% trong ngày 11/10. Tại các thị trường khác, hợp đồng tương lai giá than luyện cốc và nhiệt điện của Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục vào ngày 11/10 khi mưa lớn và lũ lụt làm gia tăng việc ngừng hoạt động của các mỏ ở nước này.

Trong khi đó, giá điện tăng cao trong bối cảnh ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với tình trạng thiếu hụt container và giá hàng hóa tăng, những điều này dự kiến ​​sẽ đẩy lạm phát lạm phát của Trung Quốc tăng cao.

Citigroup cho biết, giá nhiên liệu sẽ tiếp tục tăng khi thời tiết lạnh hơn đến gần, trong khi giá kim loại và thép có thể ngừng tăng do cú sốc nhu cầu từ việc phân bổ năng lượng của Trung Quốc trong các lĩnh vực như xây dựng và sản xuất.

Tin bài liên quan