Trong bài phát biểu tại Hội nghị chuyên đề kinh tế Jackson Hole mới đây, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho rằng, sự phục hồi của kinh tế Mỹ đang tiến triển tốt, nhưng việc kết thúc các biện pháp kích thích quá sớm sẽ gây tổn hại cho toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh biến thể Delta rất dễ lây lan.
Các thị trường hàng hóa đã chứng kiến mức tăng giá ngay lập tức sau bài phát biểu của ông Powell khi thể hiện Fed sẽ không vội tăng lãi suất.
Cụ thể, giá dầu Brent có mức tăng 11% trong 1 tuần, lớn nhất kể từ tháng 6/2020, trong khi dầu WTI tăng 10%, mạnh nhất kể từ tháng 8/2020.
Với kim loại quý, giá vàng tăng hơn 25 USD/ounce trong 1 ngày, đạt mức cao nhất trong 4 tuần là 1.820 USD/ounce; giá bạc tăng gần 5%, quay trở lại trên 24 USD/ounce; giá nhôm đạt mức cao nhất trong 3 năm; giá palađi tăng 9%, mức tăng lớn nhất trong một ngày kể từ tháng 5/2020.
Giá than hiện cao gấp gần 4 lần so với 1 năm trước, nhưng ít có khả năng sẽ duy trì mặt bằng giá cao trong thời gian dài.
Giá than cũng tăng, dù trước đó đã tăng giá mạnh, hiện đạt trên 170 USD/tấn, gấp gần 4 lần cùng kỳ năm ngoái.
Tất nhiên, có nhiều nguyên nhân khác khiến giá than tăng vọt, chủ yếu là do nhu cầu hồi sinh, đặc biệt ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ. Nhu cầu điện, vốn có liên quan chặt chẽ đến than, dự kiến sẽ tăng 5% trong năm 2021 và thêm 4% vào năm 2022.
Về phía nguồn cung, Trung Quốc không thể mua than từ Australia do lệnh cấm nhập khẩu và sự gián đoạn trong xuất khẩu của các nhà sản xuất lớn như Indonesia, Nam Phi, Nga. Dù vậy, nhiều người tin rằng sẽ không có vấn đề về nguồn cung dài hạn, vì các nước sản xuất chính đã không cắt giảm năng lực sản xuất hoặc xuất khẩu. Do đó, giá than khó có thể duy trì ở mức cao trong thời gian dài.
Hiện tại, giá than tăng là một lời nhắc nhở về việc năng lượng vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Năm 2020, tiêu thụ năng lượng toàn cầu là 556,6 EJ, trong đó dầu, than và khí đốt tự nhiên lần lượt chiếm 31%, 27% và 25%.
Than có hai mục đích sử dụng chính là phát điện và sản xuất thép, trong đó than đá chiếm 2/3 lượng tiêu thụ. Kể từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ phần trăm của khí tự nhiên trong tổng sản lượng điện toàn cầu vẫn giữ nguyên ở mức 23%, mặc dù mức tiêu thụ điện trên thế giới tăng khoảng 25%; tỷ lệ phần trăm năng lượng tái tạo, không bao gồm thủy điện, tăng gấp ba lần và sản lượng thực tế tính bằng terawatt giờ (TWh) tăng bốn lần; than mất thị phần, từ 40% xuống 35%, nhưng vẫn dẫn trước khí tự nhiên, đối thủ cạnh tranh gần nhất và lượng than dùng để sản xuất điện nói chung tăng lên.
Thực tế, than có ý nghĩa kinh doanh tốt. Các nhà máy nhiệt điện than từ lâu đã đủ lớn để làm cho chi phí xây dựng trở nên khả thi về mặt kinh tế, với các nhà máy lớn nhất có công suất 5 GW. Hầu hết nhiên liệu này tương đối rẻ và những người tiêu dùng lớn nhất là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ.
Việc phát điện bằng than là ổn định và có thể dự đoán được, phù hợp để đảm bảo mức điện tối thiểu mà một quốc gia liên tục cần - được gọi là mức tải cơ sở. Điều này đảm bảo rằng, tỷ lệ nhiên liệu được chuyển hóa thành điện năng, được gọi là khả năng sử dụng công suất, thường trên 70%.
Dù bị ảnh hưởng bởi xu hướng thay thế than bằng năng lượng tái tạo và khí tự nhiên, xuống mức thấp nhất là 53% vào năm 2019, nhưng với nhu cầu hiện tại, tỷ lệ trên sẽ cao hơn trong năm 2021.
Tất cả điều này chuyển thành dòng thu nhập ổn định từ việc bán nhiệt điện than cho lưới điện ở nhiều quốc gia, khiến nguồn nhiệt điện than trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Năm 2020, than đá tạo ra 63% điện năng ở Trung Quốc và 72% ở Ấn Độ.
Trong cùng năm đó, Trung Quốc sản xuất một nửa lượng than của thế giới, gần 4 tỷ tấn; Ấn Độ đứng thứ hai với khoảng 750 triệu tấn. Hai nước chiếm 2/3 lượng tiêu thụ than toàn cầu và cũng là hai nước nhập khẩu lớn nhất.