Giá dầu sẽ giảm vào năm 2022?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Liệu giá dầu có giảm vào năm 2022 hay không phụ thuộc vào hai nhóm nhà sản xuất là OPEC+ và các công ty dầu đá phiến của Mỹ vốn đang vật lộn để tăng sản lượng sau đại dịch.
Giá dầu sẽ giảm vào năm 2022?

Việc ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu phản ứng chậm chạp trước nhu cầu tăng cao vào năm 2021 đã góp phần đẩy giá năng lượng lên cao, gây áp lực lạm phát trên toàn thế giới. Khi nền kinh tế phục hồi và người dân trở lại với các phương tiện giao thông, nhu cầu dầu toàn cầu đã gần như phục hồi trở lại mức trước đại dịch.

Tuy nhiên, nguồn cung chưa phục hồi kịp khiến tồn kho dầu liên tục sụt giảm trong thời gian qua, đẩy giá dầu leo thang.

Giá dầu Brent đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm trên 86 USD/thùng và một số nhà kinh tế cảnh báo giá dầu thô có thể vượt 100 USD/thùng, đe dọa đà phục hồi kinh tế nói chung.

Tình trạng dư cung sẽ xuất hiện vào năm 2022

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo, ​​sẽ có khoảng 100 triệu thùng/ngày chuyển sang thặng dư trong quý I/2022 và cung vượt cầu 1,1 triệu thùng/ngày, góp phần làm hạ nhiệt giá dầu. IEA dự báo tình trạng dư cung có thể tăng lên 2,2 triệu thùng/ngày trong quý II/2022.

Tuy nhiên, những dự báo đó phụ thuộc vào việc OPEC+ tăng đủ sản lượng ở mức 400.000 thùng/tháng như cam kết hay không.

Báo cáo hàng tháng của IEA hôm 16/11 cho thấy, OPEC+ không đạt được mục tiêu tăng sản lượng đặt ra khi chỉ cung cấp khoảng 700.000 thùng/ngày và sản lượng trong tháng 9 và tháng 10 còn thấp hơn mức này. Điều đó phần lớn là do các nhà sản xuất dầu hàng đầu của châu Phi là Nigeria và Angola đang có vấn đề về bảo trì và có thể sẽ ảnh hưởng đến sản lượng trong năm tới.

Nếu tình trạng sản xuất thiếu hụt vẫn tiếp tục, phần thặng dư nguồn cung sẽ trong quý I/2022 sẽ không có như dự báo của IEA và giá dầu sẽ tiếp tục neo ở mức cao. IEA tăng dự báo giá dầu trung bình vào năm 2022 lên 79,40 USD/thùng ngay cả khi họ cho biết, nguồn cung cao hơn có thể giúp giảm bớt giá dầu.

Công ty kinh doanh hàng hóa khổng lồ Trafigura đã cảnh báo vào hôm 16/11 về một "thị trường dầu thắt chặt" khi hoạt động đầu tư vào sản xuất giảm, một phần do sự chuyển đổi ngành sang năng lượng xanh hơn và điều này sẽ làm tăng thêm áp lực về giá.

Mỹ và các nước tiêu thụ năng lượng lớn khác đã đề nghị OPEC+ tăng sản lượng nhanh hơn, nhưng nhóm này đã từ chối do lo ngại Covid-19 có thể lại làm suy yếu nhu cầu trong mùa Đông.

Thị trường dầu hiện đang hướng tới ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ, ngành đã cung cấp phần lớn mức tăng sản lượng ngoài OPEC trong thập kỷ qua.

Marco Dunand, Giám đốc điều hành của Mercuria Energy Trading cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh về giao dịch hàng hóa của Reuters tuần này: “Có một yếu tố có thể làm tăng sản lượng dầu lúc này, đó là dầu đá phiến ở Mỹ”.

IEA dự kiến ​​sản lượng chất lỏng thô và khí tự nhiên (NGL) của Mỹ sẽ tăng mạnh 480.000 thùng/ngày trong quý II/2022 và tăng 1,1 triệu thùng/ngày trong cả năm 2022.

Trong khi đó, kỳ vọng ngắn hạn của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đưa ra thấp hơn với tổng sản lượng dầu thô và NGL dự kiến ​​tăng 220.000 trong quý II/2022. EIA cho thấy sản lượng của Mỹ tăng tốc trong nửa cuối năm 2022, với mức tăng 1,25 triệu thùng/ngày đối với dầu thô và NGL trong năm 2022.

Dầu đá phiến tăng sản lượng chậm hơn

Các nhà sản xuất dầu đá phiến đã phản ứng chậm hơn so với các đợt tăng giá trước đây. Các nhà đầu tư và cổ đông đã yêu cầu ngành công nghiệp kỷ luật trong việc đầu tư vốn nhiều hơn so với các chu kỳ bùng nổ bùng nổ trước đó.

Jeffrey Currie, Trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu của Goldman Sachs cho biết: “Chúng tôi đang ở mức 83 USD/thùng đối với dầu Brent và chúng tôi thấy số lượng giàn khoan không có sự đột biến lớn”.

Các công ty dầu đá phiến đang vật lộn với tình trạng thiếu lao động và thiết bị, trong khi những người khác cho rằng nhu cầu vẫn còn không chắc chắn để thúc đẩy sản lượng khi ngành phục hồi sau cuộc suy thoái do đại dịch gây ra.

William Berry, Giám đốc điều hành tại Continental Resources cho biết: “Nó vẫn còn khá mỏng manh. Tôi không nghĩ rằng bất kỳ ai trong ngành thực hiện thúc đẩy sản xuất quá mức vào thị trường quá mức mong manh là điều thích hợp”.

Sản lượng dầu ở nhiều nước có xu hướng tăng

Trong khi đó, các nhà sản xuất Mỹ Latinh ngoài OPEC đang tăng sản lượng. Guyana, một công ty tương đối mới trong lĩnh vực dầu mỏ toàn cầu dự kiến ​​sẽ bắt đầu sản xuất thêm 220.000 thùng/ngày tại một hệ thống sản xuất nổi do Exxon điều hành vào đầu năm tới.

Tập đoàn Petroleo Brasileiro SA của Brazil đang xây dựng giàn khoan nổi Carioca 180.000 thùng/ngày vào tháng 8 và đã bắt đầu sản xuất tại mỏ nước sâu Sepia ở lưu vực Santos.

Francisco Monaldi, Giám đốc Chương trình Năng lượng Mỹ Latinh tại Viện Baker của Đại học Rice cho biết, xuất khẩu của Venezuela đã tăng lên sau khi nhận được khí ngưng tụ từ Iran, nhưng không rõ liệu điều đó có thể duy trì được hay không.

Ann-Louise Hittle, Phó chủ tịch công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết, nguồn cung của Canada có thể tăng khoảng 100.000 thùng/ngày trong quý I/2022, nhưng các công ty dầu mỏ ở nhà sản xuất lớn thứ tư thế giới cũng đang hạn chế sản lượng.

“Tổng cung dầu sẽ đạt 99,8 triệu thùng/ngày trong quý I/2022, vượt qua nhu cầu ước tính là 98,9 triệu thùng/ngày”, ông Hittle cho biết.

Tin bài liên quan