GELEX phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo

GELEX phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Với lợi thế sẵn có trong sản xuất thiết bị điện và nguồn phát điện, GELEX đang đẩy mạnh đầu tư phát triển điện mặt trời, điện gió – nguồn năng lượng xanh có tiềm năng rất dồi dào.

Theo Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2019 (EOR 2019) của Bộ Công thương, Việt Nam chủ yếu vẫn đang sử dụng nguồn điện năng từ năng lượng không tái tạo là than và thủy điện. Tổng năng lực sản xuất của Việt Nam là 54.880 MW đến năm 2019, với thủy điện chiếm 30,8%.

Điều này một mặt tác động tiêu cực tới môi trường, mặt khác đe dọa an ninh năng lượng do các nguồn năng lượng sơ cấp truyền thống trong nước ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, việc tăng cường phát triển năng lượng tái tạo có ý nghĩa to lớn, đặc biệt trong việc giảm sử dụng than nhập khẩu, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, bảo đảm an ninh năng lượng.

GELEX phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo ảnh 1

Nguồn: Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2019 (EOR 2019)

Đây chính là “cánh cửa lớn” mở ra triển vọng phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam khi nguồn năng lượng mặt trời và điện gió ở Việt Nam vô cùng phong phú và đầy tiềm năng.

Tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2020 tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, nhu cầu năng lượng sơ cấp trong 10 năm qua, từ 2007 - 2017, tăng trưởng 14,6%. Riêng sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng bình quân 9,5%. Dự báo trong giai đoạn 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng 8,5 - 9,5%.

Với nhu cầu điện thương phẩm như trên, dự kiến công suất điện 13.000 - 14.000 MW. Đến nay, mới có 6.000 MW/năm. Từ nay năm 2030, mỗi năm cần công suất suất 5.000 - 7.000 MW/năm.

Nhận thức rõ được tiềm năng phát triển mạnh mẽ về năng lượng tái tạo, ngay từ đầu năm 2016, song song với việc triển khai đầu tư các dự án thủy điện, GELEX đã tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư nhà máy điện mặt trời, điện gió tại các tỉnh miền Trung. 

Với lợi thế sản phẩm, đội ngũ nhân sự, GELEX triển khai hoàn thiện hệ sinh thái ngành điện theo cả chiều rộng và chiều sâu. Bên cạnh việc tập trung sản xuất công nghiệp thiết bị điện, GELEX tiếp tục đầu tư vào nhóm nguồn phát điện.

Cụ thể, GELEX tham gia đầu tư vào nguồn phát điện, tập trung vào năng lượng tái tạo với các nhà máy thuỷ điện, điện gió và trang trại điện mặt trời. GELEX sẽ tham gia vào lĩnh vực phân phối điện theo định hướng của Chính phủ để hoàn thiện hệ sinh thái ngành điện của mình.

Hiện GELEX đang sở hữu tổng cộng 4 dự án nguồn phát điện, với tổng công suất 122 MW điện tại các dự án: Thủy điện Sông Bung 4A, công suất 49 MW; Thủy điện Canan 1 - 2, tổng công suất 23 MW và Điện mặt trời Ninh Thuận, tổng công suất 50 MW.

Riêng Nhà máy Điện mặt trời Ninh Thuận, đã đóng điện thành công lên lưới truyền tải điện quốc gia, hàng năm sẽ đóng góp lượng điện năng hơn 82 triệu kWh, đảm bảo nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh và khu vực.

Nhà máy Điện mặt trời Ninh Thuận hàng năm đóng góp lượng điện năng hơn 82 triệu kWh

Các công trình thủy điện GELEX đầu tư đều sử dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa toàn bộ trong quá trình sản xuất.

GELEX đang phát triển các dự án các dự án điện mặt trời áp mái và điện gió. Đây là các dự án đòi hỏi yêu cầu cao về tiêu chuẩn công nghệ, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, khi đi vào khai thác, các dự án này sẽ đem lại dòng tiền ổn định cho GELEX.

Đó là dự án điện gió GELEX 1, 2 ,3 tại Quảng Trị, tổng công suất 90 MW; dự án điện gió Hướng Phùng 2, được lắp đặt 6 tua bin gió với tổng công suất 20 MW; dự án điện gió Hướng Phùng 3, được lắp đặt 9 tua bin gió với tổng công suất 30 MW.

Bên cạnh đó, GELEX bước đầu nghiên cứu các dự án điện gió gần bờ với tổng công suất dự kiến 800 MW, điện mặt trời trang trại với tổng công suất dự kiến 550 MW và nghiên cứu, phát triển các dự án điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp, nhà máy của CADIVI, Viglacera và các đối tác của Tổng công ty với công suất dự kiến khoảng 22 MW.

Năm 2020, GELEX đặt mục tiêu sẽ hoàn tất các thương vụ đầu tư chiến lược, gồm mua và sở hữu trên 51% Tổng công ty Viglacera - CTCP và Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh; triển khai các dự án năng lượng tái tạo theo kế hoạch.

6 tháng đầu năm nay, GELEX đạt doanh thu 7.312 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 529 tỷ đồng, hoàn thành được 72% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, GELEX đặt mục tiêu trọng tâm của nhóm nguồn phát điện bao gồm:

- Triển khai đầu tư các dự án điện gió tại Quảng Trị với tổng công suất 140 MW, dự kiến hoàn thành phát điện trước tháng 11/2021;

- Bổ sung vào Quy hoạch điện VIII các dự án: Điện gió Gia Lai (100 MW), Điện gió Đăk Lăk (200 MW), Điện mặt trời Bù Gia Mập - Tây Ninh (85 MW), Điện mặt trời Bình Phước 1, 2 (480 MW), cụm điện gió ngoài khơi Vĩnh Hải (800 MW) và hướng tới mục tiêu kinh doanh điện cung cấp cho các khu công nghiệp.

Tin bài liên quan