Theo ông Đặng Ngọc Dũng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đây sẽ là điểm đến cho thế hệ trẻ tìm hiểu những đau thương, mất mát trong công cuộc đấu tranh, giải phóng dân tộc. "Công trình không chỉ là biểu tượng của Quảng Ngãi, mà là điểm đến cho thế giới cầu nguyện hòa bình, phản đối chiến tranh", Phó chủ tịch tỉnh nhấn mạnh.
Theo Ban Quản lý Khu chứng tích Sơn Mỹ, công viên được xây dựng phía Bắc Khu chứng tích để những hình ảnh về chiến tranh sẽ được khép lại bằng hòa bình khi du khách đến thăm.
Bà Trương Ngọc Thủy, Chủ tịch Quỹ Hòa bình Mỹ Lai cho biết đã tham quan, nghiên cứu công viên hòa bình ở Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) và có những hợp tác nhất định.
"Công viên này sẽ kết nối với tất cả công viên hòa bình thế giới", bà Thủy nói và cho biết, ngoài xây dựng công viên, quỹ còn hướng đến hoạt động hỗ trợ người dân và địa phương phát triển kinh tế.
Ngày 16/3/1968, đại đội Charlie thuộc Lục quân Mỹ đổ bộ vào làng Mỹ Lai thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Trong 4 giờ, các binh lính đã sát hại 504 người dân vô tội, đa số là phụ nữ và trẻ em.
Một năm sau, tin tức và hình ảnh về vụ thảm sát được đăng tải trên truyền thông đã gây chấn động, làm bùng nổ phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trong lòng nước Mỹ và trên toàn thế giới.