Năm 2018, kinh doanh qua công nghệ số sẽ đóng góp 44% doanh thu của ngân hàng so với mức 32% của năm 2013.

Năm 2018, kinh doanh qua công nghệ số sẽ đóng góp 44% doanh thu của ngân hàng so với mức 32% của năm 2013.

Ngân hàng mạnh tay đầu tư vào công nghệ

(ĐTCK) Lâu nay, hoạt động tín dụng vốn là nguồn thu chính của các ngân hàng. Nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng, các ngân hàng đang hướng đến gia tăng nguồn thu từ dịch vụ và để hiện thực hóa điều này đòi hỏi phải đầu tư mạnh vào công nghệ. 

Trong kế hoạch phát triển ngân hàng số giai đoạn 2019-2024, ACB ước tính sẽ đầu tư vào hệ thống công nghệ khoảng 35 triệu USD mỗi năm.

Hiện ACB đã thành lập Quỹ Công nghệ giá trị 500 tỷ đồng. Lãnh đạo ACB cho biết, chương trình công nghệ toàn diện bắt đầu thực hiện từ nửa cuối năm 2018, bao gồm việc triển khai 500 máy gửi tiền tự động (CDM) đầu tiên nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện lợi cho khách hàng. ACB sẽ tăng tốc cải thiện hệ thống công nghệ thông tin từ quý IV năm nay.

Theo đó, ACB sẽ chuẩn hóa 34 quy trình về cung cấp dịch vụ và giải pháp cho khách hàng. Chiến lược này đặt ra yêu cầu phải phát triển nhanh cơ sở khách hàng trong giai đoạn 2018-2019, nhất là nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp mới thành lập. Dự kiến nhóm khách hàng mới sẽ cho doanh thu và lợi nhuận sau 2 năm.

Giai đoạn 2019-2022, ACB đặt mục tiêu tăng các giao dịch trực tuyến cho các khoản thanh toán, cho vay và tiền gửi (một phần được thực hiện trong các ứng dụng di động hiện tại của ACB) từ mức 20-22% tổng giao dịch riêng lẻ hiện nay.

Cùng với tự động hóa quy trình, mục tiêu mà ACB hướng tới là tăng thu nhập phí và cải thiện tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) và tỷ lệ tiền gửi thanh toán (CASA).

Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho biết, mảng số hóa hiện tại đã đem lại thành công cho ngân hàng trong 2 năm qua, đưa VPBank trở thành ngân hàng có tỷ lệ giao dịch số hóa cao nhất trên thị trường.

Hiện tại, VPBank có hơn nửa triệu khách hàng đã thực hiện các hoạt động giao dịch ngân hàng số. Trong đó, 48% giao dịch tiết kiệm mới được thực hiện qua giao dịch số hóa. Có thới điểm, VPBank đạt 2 triệu giao dịch qua số hóa trong 1 tháng.

Để đạt được kết quả trên, theo ông Vinh, là nhờ VPBank đã sớm xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng số. Chiến lược số hóa của VPBank nhận được sự hỗ trợ tư vấn của McKenzie.

Ngoài ra, VPBank còn kết hợp với các đối tác FinTech tạo ra hệ sinh thái đa dạng cho khách hàng.

Được biết, VPBank vừa cho ra mắt ứng dụng ngân hàng số YOLO nhằm mang đến cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính - ngân hàng, bên cạnh các tiện ích khác như giải trí, theo dõi tin tức, gọi xe, đặt chỗ tại các nhà hàng...

Các chuyên gia tài chính nhận định, năm 2018, kinh doanh qua công nghệ số sẽ đóng góp 44% doanh thu của ngân hàng so với mức 32% của năm 2013.

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng để ngân hàng số phát triển nhờ nền kinh tế ổn định, có dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng Internet cao...

Theo đó, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và tiềm năng phát triển ngân hàng bán lẻ là rất lớn. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang chạy đua đầu tư công nghệ, nhất là trong bối cảnh làn sóng công nghệ 4.0 lan tỏa mạnh mẽ như hiện nay.

Ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng giám đốc Maritime Bank cho biết, việc hợp tác với ECPay có ý nghĩa rất lớn đối với Maritime Bank. Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, xu hướng thanh toán điện tử cũng đang có những bước chuyển dịch mới.

"Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, phương thức thanh toán bằng mã QR được coi là xu hướng tất yếu bởi sự giản tiện mà nó mang lại và được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Nắm bắt được sự ưu việt của xu hướng này, Maritime Bank triển khai hệ thống thanh toán M-QR nhằm giúp khách hàng thuận lợi tối đa trong việc thanh toán", ông Quang nói.

Năm nay, SCB đã đầu tư, nâng cấp hệ thống lõi (core - banking) mới BFlecube 13.2 - Core tích hợp ngân hàng điện tử, với mức chi phí ban đầu vào khoảng 10 triệu USD. 

Tại SCB, ngân hàng này có kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh khai thác mảng dịch vụ khách hàng. Năm nay, SCB đã đầu tư, nâng cấp hệ thống lõi (core - banking) mới BFlecube 13.2 - Core tích hợp ngân hàng điện tử.

SCB là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ mới này. SCB cho biết, mức chi phí ban đầu vào khoảng 10 triệu USD và phí duy trì hàng năm là 3-4 triệu USD.

Theo dự báo của giới chuyên gia, trong vài năm tới, 1/2 dân số Việt Nam sử dụng Internet và nhu cầu sử dụng internet banking, mobile banking tăng trên 30% mỗi năm... Khi công nghệ thu hút người dùng, thì cũng sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp.

Do đó, việc tập trung vào ngân hàng số được nhìn nhận sẽ giúp các ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng, từ đó gia tăng lợi nhuận từ mảng dịch vụ.

Tin bài liên quan