Fed nâng lãi suất không còn là giấc mộng đẹp của thị trường mới nổi

Fed nâng lãi suất không còn là giấc mộng đẹp của thị trường mới nổi

(ĐTCK) Trong lịch sử, việc Fed nâng lãi suất sẽ là tín hiệu để giới đầu tư mua vào tài sản tại các thị trường mới nổi. Tuy nhiên hiện tại đã khác, thậm chí, đà bán tháo đang đẩy đồng tiền và chứng khoán của các thị trường mới nổi xuống mức thấp chưa từng thấy kể từ năm 2009.

Chứng khoán của các quốc gia mới nổi tăng trung bình 38% và tiền tệ tăng trung bình 11% trong 2 thời điểm Fed tiến hành nâng lãi suất vào năm 1999 và 2004. Tuy nhiên, tình trạng hiện tại lại trái ngược.

Theo UBS AG và Citicgroup Inc cho rằng, việc Fed nâng lãi suất có thể tạo thêm nỗi đau bởi các thị trường mới nổi chưa giảm đủ mạnh để phản ánh được sự tăng trưởng nhờ Fed như trước đây.

Fed nâng lãi suất không còn là giấc mộng đẹp của thị trường mới nổi ảnh 1

 Fed nâng lãi suất từng là tín hiệu để giới đầu tư mua vào tài sản tại các thị trường mới nổi

Trong quá khứ, các quốc gia đang phát triển hưởng lợi từ việc kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn. Hiện tại, với việc giao thương toàn cầu trì trệ, Trung Quốc giảm tốc và giá cả hàng hóa sụp đổ, sự tăng trưởng của Mỹ không đủ sức để tạo nên các tác động tích cực như trước. Trong khi giá trị cổ phiếu của các thị trường mới nổi vẫn tương đương với năm 2004, thay vì tăng trưởng 29% như thời điểm Fed nâng lãi suất năm 2004, chứng khoán của các thị trường mới nổi lại giảm 21% và nợ luôn ở ngưỡng rất cao.

Bên cạnh đó, vì lạm phát, 17 trong số 21 đồng tiền của các thị trường mới nổi đang đắt hơn so với 11 năm trước trong các hoạt động giao dịch thương mại cơ bản.

Fed nâng lãi suất không còn là giấc mộng đẹp của thị trường mới nổi ảnh 2

 Lợi nhuận trên cổ phiếu của các thị trường mới nổi giảm sút, trong khi tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DE) không ngừng tăng lên

Viễn cảnh chi phí vay mượn cao hơn tại Mỹ góp phần biến tài sản tại các thị trường mới nổi trở thành “kẻ thất bại” trong năm nay khi giá hàng hóa thấp hơn, tín dụng tăng trưởng yếu và kinh tế Trung Quốc hoạt động trì trệ.

Chỉ số MSCI Emerging Markets đã giảm 17% trong năm 2015, hướng tới năm giảm thứ 3 liên tiếp, mức dài nhất kể từ năm 2002. Chỉ số đo sức mạnh đồng tiền của các thị trường mới nổi cũng đã giảm hơn 14% trong năm nay.

Trong số các thị trường mới nổi, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Malaysia và Colombia có lẽ là những kẻ chiến bại thực sự, với tình trạng thậm hụt ngân sách mở rộng và số nợ tính bằng đồng USD chồng chất, theo Capital Economics.

Các thị trường mới nổi sẽ phải chi trả nhiều hơn cho các khoản nợ tính bằng đồng USD

Với việc lãi suất cho vay tại Mỹ cao hơn, các thị trường mới nổi sẽ phải chi trả nhiều hơn cho các khoản nợ tính bằng đồng USD, ước tính vào khoảng 3,3 nghìn tỷ USD hiện tại. Điều này đe dọa tới sự tăng trưởng của các quốc gia này.

Dirk Willer và Kenneth Lam, chiến lược gia tại Citigroup cho biết: “Chúng tôi không nghĩ tình hình hiện tại sẽ diễn ra tương tự năm 2004. Trong khi tiền tệ của các thị trường mới nổi có vẻ đã bắt đầu làm quen và có sự chuẩn bị với việc Fed tăng lãi suất, tuy nhiên đà giảm rất có thể sẽ nhanh chóng chiếm lại thế thượng phong, khi mà cả Trung Quốc và Fed đều duy trì là mối nguy cơ gây ra những biến động mạnh. Với việc nhà đầu tư chỉ trông đợi thêm 2 lần nâng lãi suất nữa vào năm 2016, giới chức Mỹ có thể nâng lãi suất nhanh hơn mức mà nền kinh tế có thể theo kịp”.

Tin bài liên quan