Động thái này của Fed khiến giới đầu tư toàn cầu nhận định, dịch Covid19 đã tác động mạnh tới nền kinh tế Mỹ, từ đó gia tăng thêm tính bất ổn cũng như tâm lý sợ hãi trên các thị trường tài chính toàn cầu.
Trái phiếu
Trái phiếu chính phủ theo hướng leo dốc khi lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm hơn 30 điểm cơ bản xuống còn 0,63%/năm mở đầu phiên giao dịch ngày thứ Hai (16/3). Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn mức thấp kỷ lục 0,31% trong tuần trước.
Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm theo hướng đi xuống
Một số chuyên gia nhận định, hành động vội vã của Fed có thể mở ra giai đoạn lãi suất trái phiếu duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
Chứng khoán
Sau khi tăng 9% trong phiên giao dịch cuối tuần trước, S&P 500 tương lai đã lao dốc ngay khi mở phiên giao dịch châu Á, đạt tới ngưỡng giới hạn. Diễn biến này cho thấy, S&P 500 tương lai vẫn đang trong thời kỳ khủng hoảng, sau khi đã giảm khoảng 25% so với mức đỉnh vào tháng 2/2020.
S&P 500 tương lai giảm 20% kể từ đỉnh vào tháng 2
Chứng khoán châu Á
Trong khi chứng khoán tương lai Mỹ, Australia và New Zealand đều theo hướng giảm trong phiên sáng thứ Hai tại thị trường châu Á, Nhật Bản là thị trường duy nhất có diễn biến tích cực. giới đầu tư đang chờ đợi cuộc họp của Ngân hàng trung ương Nhật Bản trong ngày hôm nay (16/3).
Giới đầu tư Nhật Bản đang chờ đợi phiên họp của BOJ
Tiền tệ
Đồng USD nhanh chóng giảm giá so với phần lớn các đồng tiền trong nhóm G10, trong khi đồng yên tăng giá.
Tính bất ổn
Tính bất ổn trên thị trường được đẩy lên mức cao hơn, khi chỉ số đo lường bất ổn (VIX) tương lai vào tháng 4 tăng 7 điểm lên mức 51 điểm. Chỉ số này đã luôn ở trên mức 40 điểm trong ít nhất 6 phiên giao dịch vừa qua.
Chỉ số VIX tương lai duy trì ở mức cao
Giá dầu
Giá dầu tiếp tục giảm khi nhà đầu tư cân nhắc tác động của các chính sách nới lỏng hiện tại tới nền kinh tế, khi nhu cầu theo hướng lao dốc. Giá dầu West Texas tương lai giảm khoảng 6% mở đầu phiên thứ Hai.
Giá dầu tiếp tục xuống dốc trong phiên đầu tuần