EU tìm kiếm hướng đi cho chính sách với Trung Quốc

EU tìm kiếm hướng đi cho chính sách với Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) 27 nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu sẽ tìm kiếm một cách tiếp cận mới với Trung Quốc vào hôm nay (5/10) trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của họ bàn về chiến lược và chính sách đối ngoại Trung - Âu.

Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của EU họp bàn về chiến lược Trung - Âu kể từ khi khối liên minh này áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Bắc Kinh vào tháng 3 và phải đối mặt với sự trả đũa, gây nguy hiểm cho một hiệp ước đầu tư mới.

Cùng với Hoa Kỳ, Anh và Canada, EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc vào ngày 22/3 vì vi phạm nhân quyền, điều mà Bắc Kinh phủ nhận. EU ngay lập tức bị Bắc Kinh giáng đòn trừng phạt lên các nhà lập pháp Nghị viện châu Âu, đóng băng việc phê chuẩn thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc.

"EU đã tìm cách tránh đối đầu với Bắc Kinh, nhưng chúng tôi không còn có thể coi Trung Quốc là một đối tác thương mại thiện chí", một nhà ngoại giao EU cho biết.

Các nhà lãnh đạo EU cũng sẽ nghe người đồng cấp Pháp, Emmanuel Macron, về cách khối này có thể cố gắng phát huy sức mạnh trong các vấn đề quốc tế sau khi Anh, Mỹ và Australia ký thỏa thuận về một liên minh quân sự để chống lại Trung Quốc, ngoại trừ Pháp.

Quyết định của Australia hủy bỏ hợp đồng tàu ngầm lớn với Pháp và chọn các tàu do Mỹ thiết kế thay vào đó là một phần trong thỏa thuận của liên minh an ninh AUKUS ký với Washington và Anh khiến Pháp bức xúc, nhưng điều này có thể tạo động lực cho các kế hoạch phòng thủ chung của EU.

Là khối thương mại lớn nhất thế giới, EU nắm quyền lực trong việc thiết lập các quy tắc có thể định hình chính sách vượt xa biên giới của mình, nhưng khối này đã nhiều lần thất bại trong việc đề ra một chính sách quân sự và đối ngoại chung, làm suy yếu tầm ảnh hưởng của khối này.

Các quan chức cấp cao của EU và các nhà ngoại giao hy vọng cuộc tụ họp không chính thức có thể là thời điểm để tranh luận về việc trở nên độc lập hơn với Mỹ và đóng một vai trò trong việc chuyển hướng chính sách đối ngoại của Washington sang châu Á, tuy nhiên, đã không có quyết định nào được đưa ra và hy vọng sẽ dồn vào cuộc họp thượng đỉnh chính thức sắp diễn ra.