Ông José Manuel Barroso, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin

Ông José Manuel Barroso, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin

EU thẳng thừng gạt Putin khỏi “chuyện riêng” với Ukraine

(ĐTCK) EU đã đưa ra một phản kháng cá nhân mạnh mẽ với ông Vladimir Putin, thẳng thừng từ chối nỗ lực của Tổng thống Nga nhằm yêu cầu Brussels xem xét lại hiệp định thương mại với Ukraine.
EU đã đưa ra một phản kháng cá nhân mạnh mẽ với ông Vladimir Putin, thẳng thừng từ chối nỗ lực của Tổng thống Nga nhằm yêu cầu Brussels xem xét lại dấu mốc thương mại quyết định với Ukraine.
EU đã đưa ra một phản kháng cá nhân mạnh mẽ với ông Vladimir Putin, thẳng thừng từ chối nỗ lực của Tổng thống Nga nhằm yêu cầu Brussels xem xét lại dấu mốc thương mại quyết định với Ukraine.
EU đã đưa ra một phản kháng cá nhân mạnh mẽ với ông Vladimir Putin, thẳng thừng từ chối nỗ lực của Tổng thống Nga nhằm yêu cầu Brussels xem xét lại dấu mốc thương mại quyết định với Ukraine.

Hiệp định giao thương giữa EU và Kiev đã gây ra sự giận dữ ở Moscow và là một trong những nguyên nhân cơ bản của cuộc xung đột năm nay tại Ukraine. Nga coi bản hiệp định này như vũ khí chính của EU nhằm giật Kiev ra khỏi tầm ảnh hưởng của Moscow về kinh tế và chính trị.

Ngay sau khi được thông qua tháng trước, ông Putin đã nhấn mạnh rằng, bản hiệp định đó nên được đàm phán lại, và rằng, nó cần được sửa đổi ở một số điểm.

Nhưng trong một lá thư phản hồi lại ông Putin, được công bố hôm thứ Tư, ông José Manuel Barroso, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã bắt bẻ lại rằng, hiệp định với Ukraine là một “thỏa thuận song phương” mà Nga không thể can thiệp. “Bất kỳ sự điều chỉnh nào đối với hiệp định đó chỉ có thể được thực hiện theo yêu cầu của một trong hai bên và với sự chấp thuận của bên còn lại”, ông Barroso viết.

Ông Barroso cũng cho biết, ông “rất quan ngại” về yêu sách của Nga, rằng, nước này sẽ dựng các hàng rào thương mại đối với Ukraine, nếu bản hiệp định được thực thi.

Trong một cố gắng nhằm ngăn chặn sự trả đũa về kinh tế của Nga đối với Kiev, EU tháng trước đã hoãn việc thực thi hiệp định thương mại từ tháng 11 năm nay sáng tháng 12 năm sau. Trong thời gian này, Ukraine sẽ được hưởng cơ chế tiếp cận mở với các thị trường EU, trong khi các thị trường của nước này vẫn được bảo hộ.

Nhiều quan chức trong Ủy ban châu Âu và các nghị sĩ châu Âu lo ngại, việc để cho những đe dọa của Nga có tác dụng trì hoãn thời hạn thực thi Hiệp định đã tạo một tiền lệ nguy hiểm, nhưng họ hiểu rằng, nền kinh tế mong manh của Ukraine không có cách nào chống chọi được với một cuộc chiến thương mại toàn diện từ Nga.

Việc trì hoãn cũng cho các doanh nghiệp Ukraine thêm thời gian chuẩn bị để có thể cạnh tranh đầy đủ với các công ty châu Âu.

Các quan chức EU cho biết, họ sẽ sử dụng 14 tháng trì hoãn để thuyết phục những người đồng cấp của họ ở Moscow rằng, hiệp định Brussels-Kiev không phải là một mối đe dọa đối với nền kinh tế Nga.

Moscow muốn được bảo đảm là EU sẽ không sử dụng Ukraine như một cửa sau cho các sản phẩm phá giá của châu Âu thâm nhập vào thị trường Nga. Các quan chức Nga cũng lo rằng, việc chuyển hướng về phương Tây của nền công nghiệp Ukraine sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung của Nga và cản trở mậu dịch với nước này.

Các quan chức thương mại EU cho biết, họ có thể xử lý được những quan ngại này một cách dễ dàng, nhưng nhấn mạnh lo lắng rằng, Mosow không thực sự quan tâm đến logic của hiệp định thương mại, rằng mục tiêu của Nga là thuộc về chính trị, và Mosow muốn Ukraine gia nhập liên minh thương mại Âu-Á, trong đó có Belarus và Kazakhstan.

Tin bài liên quan