Nhiều nhà kinh tế và nhà đầu tư kêu gọi phải có gói trợ giúp kinh tế mới, nhưng có ý kiến cho rằng không cần thiết.

Nhiều nhà kinh tế và nhà đầu tư kêu gọi phải có gói trợ giúp kinh tế mới, nhưng có ý kiến cho rằng không cần thiết.

Dự báo chính sách dưới thời tân Tổng thống Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ông Joe Biden vừa chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, các kế hoạch chính sách của tân tổng thống đang được nhìn nhận sẽ có tác động lớn đến nhiều lĩnh vực, trong đó có thị trường chứng khoán.

4 lĩnh vực sẽ có sự thay đổi lớn

Đảng Dân chủ giành được quyền kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ nên các chính sách của Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ dễ dàng được lưỡng viện Quốc hội thông qua.

Hiện tại, Đảng Dân chủ đang xem xét khả năng kết hợp việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và các dự luật cứu trợ sau Covid-19 thành một dự luật trị giá hàng nghìn tỷ USD.

Ned Davis Research (NDR) dự báo, một số lĩnh vực có thể có sự thay đổi lớn dưới những chính sách của ông Biden.

Thứ nhất là cơ sở hạ tầng. Đảng Dân chủ có vẻ ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng khi mà những gói cứu trợ với mục tiêu hướng đến những đối tượng ít tiềm lực hơn sẽ được hoan nghênh hơn là những gói cứu trợ nhắm đến các nhà tài phiệt phố Wall.

Theo đó, NDR đánh giá cao các ngành công nghiệp có liên quan đến xây dựng, đặc biệt là những ngành sẽ hưởng lợi lớn từ thị trường nhà ở, cụ thể là các công ty trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu, sản xuất máy móc, các công ty giao dịch và phân phối.

Lo lắng rằng lãi suất cao sẽ giết chết giá nhà khiến cho nguồn cung liên quan đến xây dựng giảm trở lại, nhưng sự chênh lệch cung cầu hiện nay cho thấy viễn cảnh lạc quan trong thời gian tới.

Thứ hai, năng lượng sạch như điện gió hoặc điện mặt trời sẽ được khuyến khích phát triển. NDR cho rằng, bất cứ dự luật nào về năng lượng sạch cũng nên kèm sự cắt giảm tiêu thụ và sản xuất nguyên liệu hóa thạch. Điều này sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho những công ty sản xuất năng lượng độc lập và công nghiệp năng lượng sạch/năng lượng tái chế.

Thứ ba là chăm sóc sức khỏe. Nhiều khả năng ông Biden sẽ tiếp tục bảo vệ Đạo luật Bảo vệ bệnh nhân và Chăm sóc hợp túi tiền và Tòa án tối cao duy trì tính hợp pháp của Đạo luật.

Theo NDR, tỷ lệ người Mỹ sở hữu bảo hiểm giảm trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2016 khiến cho giá trị dịch vụ chăm sóc có quản lý vượt qua giá trị của S&P 500 một cách đáng kể. Tỷ lệ người Mỹ không đăng ký bảo hiểm đạt đỉnh năm 2016, sau đó giảm dần trong nhiệm kỳ của tổng thống tiền nhiệm Donald Trump.

Nếu tỷ lệ không đăng ký bảo hiểm tăng trở lại trong nhiệm kỳ của ông Biden, chăm sóc có quản lý cũng như các cổ phiếu liên quan đến lĩnh vực y tế sẽ tăng giá.

Thứ tư là công nghệ cao. “Mặc dù chúng ta không thấy Đảng Dân chủ toàn lực tấn công để đè bẹp các tập đoàn công nghệ lớn, chúng tôi dự đoán sẽ có một lượng lớn các đạo luật mới được công bố từ phía Bộ Tư pháp (DOJ) và các bộ trưởng tư pháp của các bang nhằm tạo ra một sự đe dọa nhất định”, NDR chia sẻ và khuyến nghị, nhà đầu tư nên chuẩn bị sẵn cho việc các công ty cung cấp Internet, các công ty chế tạo phần cứng và công ty tương tác truyền thông sẽ chịu thiệt hại do những quy định mới nhằm kiểm soát các công ty công nghệ dưới thời Tổng thống Biden.

Chỉ số tín nhiệm tổng thống tỷ lệ nghịch với giá cổ phiếu

Chỉ số tín nhiệm của một tổng thống thường tỷ lệ nghịch với diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường. Hiện tại, theo khảo sát của Gallup, chỉ số ủng hộ ông Biden đạt 65%.

Thị trường chứng khoán Mỹ tràn ngập sắc xanh khi ông Joe Biden chính thức nhậm chức Tổng thống, dù thống kê cho thấy chứng khoán thường giảm giá dưới thời tân tổng thống có chỉ số tín nhiệm cao.

Bốn năm trước, khi ông Trump đắc cử, tỷ lệ ủng hộ là 48%. Các phân tích chỉ ra rằng, thị trường cổ phiếu hưởng lợi lớn nhất khi chỉ số tín nhiệm của tổng thống nằm trong khoảng 35 - 50%.

Tỷ lệ tín nhiệm của ông Trump luôn nằm trong khoảng giá trị này trong suốt nhiệm kỳ: 45% sau một tuần nhậm chức và từ 35 - 49% sau đó. Dưới thời Tổng thống Trump, thị trường chứng khoán ghi nhận mức lãi hàng năm trên mức trung bình.

Tạo sao chỉ số tín nhiệm của tổng thống lại tỷ lệ nghịch với diễn biến giá cổ phiếu? Chúng ta chỉ có thể giả định, nhưng ít nhất là khi tín nhiệm thấp, thị trường chứng khoán ít bị ảnh hưởng trước sự thất vọng của các nhà đầu tư.

Còn chỉ số tín nhiệm cao có thể là minh chứng cho những kỳ vọng không thực tế về những gì mà tổng thống có thể đạt được.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ số tín nhiệm quá thấp? NDR từng đề cập đến tình cảnh này, đó là quá bi quan, tình hình “quá tệ khiến nó thực sự tệ”. Ví dụ cho nhận định này là nhiệm kỳ của Tổng thống Richard Nixon vào năm 1974, khi đó, chỉ số tín nhiệm chỉ đạt 24% và quả thực đó là một thời kỳ tăm tối của thị trường chứng khoán.

Thị trường không cần gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD?

Gói cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD đang được Tổng thống Biden đề xuất có thể gây hại nhiều hơn lợi - một chiến lược gia hàng đầu phố Wall nhận định.

Đồng quan điểm, James Paulsen, chiến lược gia đầu tư trưởng tại The Leuthold Group cho rằng, dựa theo những số liệu của thị trường lao động hiện nay, gói cứu trợ 1.900 tỷ USD sau nhiều tháng đàm phán khó khăn là không cần thiết và có thể gây hại cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Hiện tại, Mỹ đã và đang gặt hái những thành quả của gói kích thích 900 tỷ USD được ban hành ngày 27/12/2020 dưới sự cho phép của Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump.

Đương kim Tổng thống Joe Biden đề xuất gói cứu trợ 1.900 tỷ USD với mục tiêu tăng cường tiềm lực cho kinh tế Mỹ trong năm 2021. Với việc Đảng Dân chủ chiếm đa số trong Thượng viện, khả năng đề xuất này được thông qua là rất cao.

Thực tế, nhiều nhà kinh tế và nhà đầu tư kêu gọi phải có gói trợ giúp kinh tế mới, với lý do chủ yếu là tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao.

Chỉ số U-3 là chỉ số thường được xem xét nhất, nhưng James Paulsen cho biết, chỉ số U-6 của Chính phủ, bao gồm những người Mỹ làm việc bán thời gian và những người ít tham gia vào lực lượng lao động, lại chỉ ra một vấn đề khác.

Chỉ số U-3 hiện tăng lên 6,7%, nhưng chỉ số U-6 giảm còn 11,7% trong tháng cuối năm 2020. Năm trong số 6 thời kỳ khủng hoảng tính từ năm 1980 - bao gồm cả thời kỳ cách ly xã hội và hoàn toàn đóng cửa vì dịch Covid-19 trong năm 2020 - chỉ số U-6 cao hơn giá trị hiện thời.

Ban đầu, chỉ số U-6 chạm mức kỷ lục 22,9% vào tháng 4/2020, tuy nhiên, với các điều kiện tiền tệ dễ dàng và Đạo luật Cứu trợ thảm họa dịch Covid-19 (Đạo luật CARES) trị giá 2.200 tỷ USD, chỉ số này đã giảm một nửa trong vòng 1 tháng.

Chỉ số U-6 được cải thiện nhanh chóng một phần nhờ các chính sách đối phó với khủng hoảng của Chính phủ, lợi suất trái phiếu ở mức thấp chưa từng có (gần như bằng 0%) và nguồn tiền dồi dào vượt xa so với những đợt suy thoái trước đây.

James Paulsen nhìn nhận, kêu gọi cứu trợ là hợp lý. Tuy nhiên, việc cứu trợ quá trớn sẽ gây ra rủi ro cho tăng trưởng kinh tế sau này, đặc biệt là sau năm 2021, với việc lạm phát có thể tăng cao và qua đó yêu cầu Chính phủ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phải thắt chặt các chính sách,

Tin bài liên quan