Động thái mới của Trung Quốc có khả năng làm tăng giá kim loại

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Việc Trung Quốc cam kết cắt giảm lượng khí thải carbon đến năm 2060 sẽ cắt giảm khổng lồ trong việc sản xuất kim loại, điều này gây thêm áp lực lên giá hàng hóa vốn đã tăng nhanh sau khi kinh tế hồi phục từ đại dịch Covid-19.
Động thái mới của Trung Quốc có khả năng làm tăng giá kim loại

Nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới sẽ giảm cung

Trong một thập kỷ, nhiệt điện than với chi phí rẻ đã giúp Trung Quốc thống trị các ngành sản xuất và xuất khẩu kim loại từ đồng đến thép và giúp giữ giá trên toàn cầu ở mức thấp.

Tuy nhiên, quy định chặt chẽ hơn về môi trường đối với các lò luyện kim, kim loại và mỏ đang được thiết lập để hạn chế cung cấp nhiều loại kim loại, những điều này có thể làm gia tăng áp lực lạm phát trên thế giới.

Colin Hamilton, một nhà phân tích tại BMO cho biết: “Chắc chắn bạn sẽ thấy Trung Quốc xuất khẩu chậm hơn rất nhiều. Thế giới đang dần quen với việc giảm xuất khẩu của Trung Quốc trong các loại kim loại”.

Theo đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết rằng, Trung Quốc sẽ trung hoà carbon vào năm 2060, một nỗ lực kêu gọi các quy định chặt chẽ hơn đối với ngành công nghiệp kim loại.

Vào tháng trước, Bộ Sinh thái và Môi trường của Trung Quốc đã ban hành một dự thảo quy định có thể yêu cầu các dự án mới sử dụng nhiều năng lượng lần đầu tiên phải được đánh giá lượng phát thải carbon. Quy định sẽ bao gồm 6 ngành công nghiệp cùng với năng lượng nhiệt, hóa dầu, than thành hóa chất, nấu chảy kim loại, kim loại màu và xi măng.

Trung Quốc là nhà sản xuất và cũng là nước tiêu thụ lớn nhất thế giới từ dầu mỏ đến kim loại, vì vậy bất kỳ kế hoạch nào từ việc giảm nguồn cung đều có thể ảnh hưởng lớn đến lạm phát trong nước. Trung Quốc cũng là nhà xuất khẩu khổng lồ về kim loại đã qua xử lý và hàng hóa dầu tinh luyện, điều này cũng có thể làm tăng chi phí trên toàn cầu.

Cụ thể, Trung Quốc là quốc gia sản xuất 56% thép và 57% nhôm của thế giới, đây cũng là 2 kim loại cần nhiều năng lượng để sản xuất nhất. Theo các nhà phân tích tại Macquarie, sản xuất thép bên ngoài Trung Quốc chỉ tăng hơn 1% trong thập kỷ qua và đạt mức cao nhất vào năm 2018.

Trung Quốc đã đạt kỷ lục sản xuất 1,1 tỷ tấn thép vào năm 2020 như một phần của sự gia tăng công nghiệp nhằm chống lại tác động từ đại dịch Covid. Vào tháng 4/2021, sản lượng thép đã đạt mức cao kỷ lục bất chấp nỗ lực cắt giảm hoạt động tại các nhà máy. Tuy nhiên, do thép chiếm 18% lượng khí thải của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ phải hạn chế tăng trưởng trong ngành này.

Theo Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc, Trung Quốc đã cam kết cắt giảm 236 triệu tấn thép trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14, kéo dài từ năm 2021 đến năm 2025. Bên cạnh đó, 221 triệu tấn có thể được cắt giảm thêm nếu cần các quy trình thân thiện với môi trường hơn.

Serafino Capoferri, một nhà phân tích tại Macquarie cho biết, nếu những đợt cắt giảm này được thực hiện, thì khả năng thép bên ngoài của Trung Quốc vẫn có thể giúp đáp ứng nhu cầu.

Hamilton cho biết, các công ty thép Trung Quốc sẽ thải một phần khí thải carbon ra ngoài bằng cách xây dựng các nhà máy ở các nước khác, như ở Indonesia với thép không gỉ. Tsingshan, một công ty tư nhân của Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất thế giới bằng cách đầu tư vào các nhà máy ở Indonesia vốn dựa vào nhiệt điện than.

Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh cắt giảm công suất trong nước quá nhanh trước khi nguồn cung có thể được xây dựng bên ngoài Trung Quốc, điều này có nguy cơ gây ra lạm phát thông qua giá hàng hóa cao hơn.

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Trung Quốc cho thấy hôm thứ Tư (9/6), ap lực về giá đang tăng lên. Chi phí để rời khỏi các nhà máy của Trung Quốc tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính vào tháng 5. Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc đã tăng 9% trong tháng 5, mức tăng lớn nhất trong năm kể từ tháng 9/2008.

Tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc

Theo các nhà phân tích của Morgan Stanley, Trung Quốc cần đạt được ba mục tiêu cùng lúc: tăng trưởng kinh tế ổn định, trung hoà carbon và giữ lạm phát trong tầm kiểm soát.

Nhà phân tích Rachel Zhang cho biết: “Việc đạt được ba mục tiêu này cùng một lúc là rất khó vì hai mục tiêu đầu tiên sẽ dẫn đến chi phí nguyên liệu thô cao và lạm phát cao hơn”.

Những khó khăn đó đã trở nên rõ ràng. Vào tháng 3, Bộ trưởng Môi trường Trung Quốc đã đến thăm Đường Sơn, thành phố sản xuất thép chính Trung Quốc và đưa ra yêu cầu đơn giản là sản xuất thép ít hơn.

Nhưng đầu tuần trước tại Đường Sơn, các quan chức địa phương đã đưa ra một thông điệp rất khác. Theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc Caixin, họ đã gặp các nhà sản xuất thép để thảo luận về việc có thể nới lỏng các giới hạn đó do giá thép gia tăng gần đây.

Michelle Lam, chuyên gia kinh tế lớn hơn về Trung Quốc tại Société Générale cho biết: “Chắc chắn khi bạn tập trung vào kiểm soát môi trường và bạn muốn cắt giảm một số khí thải sản xuất thép, sẽ có những cú sốc từ phía nguồn cung. Chính phủ cần quản lý quá trình chuyển đổi này một cách rất cẩn thận, để ngăn chặn điều đó tạo ra áp lực lạm phát đối với khu vực thượng nguồn”.

Tin bài liên quan