Nội dung về hội nhập kinh tế trên các ấn phẩm của Báo Đầu tư luôn lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Ảnh: Lê Toàn

Nội dung về hội nhập kinh tế trên các ấn phẩm của Báo Đầu tư luôn lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Ảnh: Lê Toàn

Dòng chảy thông tin hội nhập chưa bao giờ cạn

0:00 / 0:00
0:00
Những thông tin về sự chủ động của Việt Nam trong sân chơi với các cường quốc kinh tế lớn trở thành chủ đề chưa bao giờ cạn trên mặt báo, trong đó có Báo Đầu tư.

Dấu ấn của nền kinh tế Việt Nam không chỉ thể hiện ở những con số tỷ USD về xuất nhập khẩu, thu hút FDI... Trong dòng chảy đó, những thông tin về sự chủ động của Việt Nam trong sân chơi với những cường quốc kinh tế lớn thông qua việc tham gia các FTA trở thành chủ đề chưa bao giờ cạn trên mặt báo, trong đó có Báo Đầu tư.

Tái hiện hành trình hội nhập

Chiều muộn ngày 12/2/2020, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh xuất hiện tại phòng họp của Bộ Công thương để chủ trì buổi họp báo, thông tin về kết quả Nghị viện châu Âu thông qua EVFTA. Phòng họp chật kín phóng viên, đủ để thấy sự quan tâm của báo chí - truyền thông tới sự kiện hội nhập lớn của đất nước.

Sự hồ hởi của Tư lệnh ngành công thương được tiếp sức tới những người làm báo, khi EVFTA nhận được 401 phiếu thuận, đạt tỷ lệ 63,33%, còn EVIPA được thông qua với tỷ lệ 407 phiếu ủng hộ. Đây là kết quả tốt đẹp và có ý nghĩa với cả Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), 2 đối tác chiến lược, toàn diện.

EVFTA và EVIPA được ký ngày 30/6/2019 tại Hà Nội, sau 7 năm đàm phán. Nhắc tới sự kiện quan trọng ngày 30/6/2019, không thể không nhớ lại hành trình di chuyển hàng chục giờ đồng hồ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc để hiện diện tại lễ ký kết. Khi đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang có chuyến công tác quan trọng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) kết hợp thăm chính thức Nhật Bản. Giữa lịch trình dày đặc, ông đã từ Osaka bay về Hà Nội để chứng kiến, phát biểu tại lễ ký kết rồi quay lại Nhật Bản trong ngày.

Lễ ký kết chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng thông qua báo chí, hành trình khởi động đàm phán tới khi các hiệp định được ký kết kéo dài 1 thập kỷ đã được tái hiện.

Thắp lửa và đồng hành cùng doanh nghiệp

Những nội dung liên quan đến CPTPP, EVFTA, các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và đang đàm phán… cùng câu chuyện hội nhập nóng hổi của nước ta luôn chiếm một diện tích đáng kể trên Báo Đầu tư.

Viết về hội nhập không dễ và để viết hay, viết sâu lại càng khó. Mỗi FTA thường bao hàm rất nhiều nội dung, từ thương mại hàng hóa với những quy định về cam kết mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ, mua sắm Chính phủ, đến các vấn đề liên quan thể chế... Trong mỗi nội dung đó lại bao gồm nhiều vấn đề không đơn giản, mà để truyền tải tới độc giả, đặc biệt là các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các chuyên gia... - những người rất am hiểu kiến thức về kinh tế, hội nhập - nhà báo cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng, tường tận để nhìn nhận, đánh giá khách quan, không tô hồng về lợi ích của mỗi FTA.

Chúng tôi lắng nghe và học hỏi những cách làm hay của doanh nghiệp có mô hình tốt thông qua báo chí, trong đó có Báo Đầu tư. Sau chặng đường hơn 10 năm, Vina T&T đang thu “trái ngọt”, khi giá trị xuất khẩu năm 2019 vượt mốc 40 triệu USD và ngay cả trong lúc xuất khẩu gặp khó bởi dịch bệnh, Vina T&T vẫn có đơn hàng xuất khẩu đều đặn.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group

Với sứ mệnh “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, nội dung về hội nhập kinh tế trên Báo Đầu tư luôn lấy doanh nghiệp làm trung tâm, khi truyền tải, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong thực thi các FTA với từng ngành hàng, lĩnh vực; cảnh báo những rào cản thương mại, sử dụng biện pháp phòng vệ...

Bà Võ Thị Lan Phương, Giám đốc điều hành Vrierns & Partners cho rằng, một hàm lượng đáng kể thông tin từ những tờ báo chính thống về các chính sách đầu tư, thương mại, hội nhập và sự chuyển động của cộng đồng doanh nghiệp mà Vrierns & Partners có được là thông qua báo chí, trong đó có Báo Đầu tư.

“Những nội dung tôi “kết” nhất trên Báo Đầu tư là kinh tế vĩ mô, cải cách thể chế, thông tin sâu về các ngành kinh tế và những câu chuyện về hội nhập”, bà Phương chia sẻ.

Những ngày này, khi EVFTA đi vào thực thi ở tháng thứ 2, cũng là lúc các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại với EU, như Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed), Trung An, Tập đoàn Lộc Trời, Vina T&T, Doveco, Nafoods, Vĩnh Hiệp... thực sự bận rộn.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group cho hay, là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, thông qua thông tin về hội nhập và tham gia các FTA của Việt Nam trên báo chí, doanh nghiệp được tiếp thêm sức để vững bước trên con đường đã chọn. Đó là tổ chức sản xuất bài bản, khép kín theo chuỗi giá trị, đáp ứng những đòi hỏi khắt khe nhất từ khách hàng Mỹ, EU, Canada...

Quy mô xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam đã vượt ngưỡng 500 tỷ USD vào cuối năm 2019, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ để vào nhóm 30 nền kinh tế có quy mô xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới. Tô đậm thành quả đổi mới, hội nhập và tăng trưởng kinh tế là những đóng góp của báo chí.

Tin bài liên quan