4 bước để tự lập chiến lược phát triển nghề nghiệp

Lập chiến lược phát triển sự nghiệp với 4 bước sau thay vì tự "xin khất" ngày này qua tháng nọ sẽ giúp bạn sớm thành công hơn.

Trong một môi trường mà mọi người có thể phải gửi và nhận hàng trăm email hoặc tin nhắn công việc mỗi ngày, tham dự hàng chục cuộc họp mỗi tháng thì sếp hay phòng nhân sự không có thời gian và thông tin để nghĩ ra cách phù hợp nhất giúp phát triển tài năng của bạn là chuyện bình thường. Do đó, bạn tự nên nắm vững kế hoạch về nghề nghiệp và lập chiến lược để phát triển lâu dài. Dưới đây là 4 bước để lập chiến lược mà Harvard Business Review gợi ý.

Buộc bản thân dành ra thời gian

4 bước để tự lập chiến lược phát triển nghề nghiệp ảnh 1

 Chúng ta thường quá bận choviệc trước mắt mà không dành thời gian tư duy chiến lược.Ảnh: Pixabay.

Khi mọi thứ trở nên bận rộn, thời gian dành cho tư duy chiến lược hầu như luôn là điều bị bỏ qua đầu tiên. Các giai đoạn lập kế hoạch dường như "vô hình" và ROI (tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư) cũng không chắc chắn. Nhưng trải qua nhiều tháng hay nhiều năm mà không tự xét thường xuyên có thể khiến bạn đi tới nơi mà bạn không định đến.

Thay vào đó, hãy ép bản thân dành thời gian xem xét lại chiến lược. Ví như bạn có nhiều khả năng đi đến phòng tập gym hơn nếu lên kế hoạch luyện tập cùng bạn bè. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật tương tự để thực thi kỷ luật đối với tư duy chiến lược. Xác định một số đồng nghiệp đáng tin cậy và bắt đầu tạo nhóm lập kế hoạch để gặp gỡ thường xuyên, thảo luận về các mục tiêu lớn và có trách nhiệm đốc thúc lẫn nhau. 

Làm rõ các bước tiếp theo

4 bước để tự lập chiến lược phát triển nghề nghiệp ảnh 2

 Viết trước sơ yếu lý lịch trong 5 năm tiếp theo là cách làm rõ những kỹ năng sẽ cần thiết.

Vạch rõ các bước xung quanh mục tiêu nghề nghiệp - chẳng hạn như được đề bạt lên chức, bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc điều hành một thị trường khu vực cấp châu lục - chỉ là bước đầu tiên. Việc mà nhiều người gặp thất bại là xác định con đường để đạt được mục tiêu.

Để tránh điều này, bạn có thể dùng một kỹ thuật gọi là "soạn thảo trước sơ yếu lý lịch của bản thân". Theo đó, bạn tưởng tượng bản thân trong 5 năm tới và viết sơ yếu lý lịch khi bạn hình dung ra nó, bao gồm cả chức danh mới và trách nhiệm công việc chính xác của bạn.

Bí quyết là bạn cũng phải điền đầy đủ 5 năm kinh nghiệm. Điều này khiến bạn cân nhắc đến những kỹ năng cụ thể nào cần phát triển trong thời gian tới, bằng cấp hay chứng nhận nào cần có và phương hướng phát huy nào cần phải theo để đạt được mục tiêu. 

Đầu tư vào việc chuyên sâu

4 bước để tự lập chiến lược phát triển nghề nghiệp ảnh 3

 Làm những dự án lớn và dài hạn sẽ giúp bạn tạo dấu ấn và thành công lớn hơn.Ảnh: Pixabay.

Bạn có thể muốn đầu tư thời gian của bản thân giống như mọi người khác như tăng ca tại văn phòng hay cố gắng trả lời email nhanh nhất. Ở cấp độ thấp, điều đó có thể cho thấy bạn là nhân viên tháo vát. Nhưng khi được thăng tiến, khả năng vươn cao hơn và nhanh hơn không còn quá quan trọng.

Thay vào đó, điều tạo nên sự thành công của bạn theo thời gian là những dự án chuyên sâu, có giá trị.  Đó có thể là viết một cuốn sách hay một đoạn mã xuất sắc mới, dẫn đầu trong việc ra mắt sản phẩm đầy hứa hẹn hay thực hiện sáng kiến có ý nghĩa, như sắp xếp lại hệ thống thẩm định hiệu suất của công ty...

Những điều này liên quan đến việc thay đổi từ công việc thụ động rời rạc sang các dự án dài hạn, độc lập hơn. Nhiều người không muốn làm công việc này, vì không có ROI ngay lập tức, nhưng lợi ích và sự công nhận lâu dài là rất đáng kể.

Tạo dựng danh tiếng bên ngoài

4 bước để tự lập chiến lược phát triển nghề nghiệp ảnh 4

 Danh tiếng bên ngoài cũng là cách bạn nhấn mạnh giá trị bản thân với nơi đang làm.Ảnh: Pixabay.

Một nghiên cứu của giáo sư Wharton Matthew Bidwell chỉ ra những nhân viên được công ty tuyển từ bên ngoài được trả lương cao hơn 18-20% so với các nhân viên nội bộ được thăng chức với các công việc tương tự. Điều đó thật bất công nhưng cũng chỉ ra sự thật quan trọng là các chuyên gia thường không được trọng dụng trong chính công ty của họ.

Tất nhiên, không vì thế mà bạn nên chuyển việc cứ sau vài năm. Nhưng nó chỉ ra một thực tế, ngay cả khi bạn không muốn chuyển việc thì việc tạo dựng danh tiếng vững mạnh bên ngoài vẫn là điều quan trọng. Nó giúp bạn có nhiều cơ hội hơn, đồng thời nhắc nhở sếp và đồng nghiệp về khả năng của bạn luôn được người khác tìm kiếm và đánh giá cao.

Viết bài cho các tạp chí trong ngành, đăng ký thuyết trình tại các hội nghị và đảm nhận vai trò lãnh đạo trong hiệp hội chuyên ngành là những cách tuyệt vời để tạo danh tiếng trong lĩnh vực của bạn.

Dành thời gian để suy nghĩ về sự phát triển nghề nghiệp của bạn rõ ràng rất quan trọng. Do hầu như nó không bao giờ là vấn đề khẩn cấp nên nhiều người không thực hiện mà bỏ trôi hết năm này qua năm khác. Bằng cách tập trung vào bốn bước này, bạn có thể bắt đầu dành thời gian để cân nhắc hơn và đặt nền tảng cho tương lai sự nghiệp.

Tin bài liên quan