10 thiếu niên kiếm bộn tiền khi tuổi còn rất trẻ

Trong khi bạn bè đồng trang lứa còn đang say mê vui chơi thì 10 bạn trẻ này đã thành lập doanh nghiệp hoặc tìm ra nguồn thu nhập lớn.
7 tuổi kiếm 22 triệu USD/năm từ kênh Ryan ToysReview:   Ryan mới chỉ 7 tuổi nhưng có thể đã là một trong những đứa trẻ giàu nhất mọi thời đại ở lứa tuổi trẻ em. Cậu bé này đã kiếm được 22 triệu USD/năm nhờ vào sự thành công trên kênh Youtube của riêng mình mang tên Ryan ToysReview.  
 Thần tượng tuổi teen Joelle Joanie “JoJo” Siwa:   Sau khi trở nên nổi tiếng nhờ tham gia chương trình”Dance Moms” cô bé người Mỹ 15 tuổi này đã thu hút số lượng lớn người theo dõi trên Instagram và Youtube lần lượt là 7,9 và 8,9 triệu người và hàng triệu kênh phát trực tiếp trên Spotify. Joelle Joanie chính là biểu tượng tuổi teen tiếp theo khi có thể nhảy, hát và diễn xuất cũng như kinh doanh các vật phẩm liên quan.  Tài sản ròng của cô bé thần tượng tuổi teen ước tính lên đến 12 triệu USD.
 Cậu chủ của công ty Mo’s Bows:  Moziah Bridges bắt đầu thành lập công ty Mo’s Bows, chuyên bán nơ, cà vạt, khăn cài túi ngực và các sản phẩm dệt may khác khi mới chỉ 9 tuổi. Giờ đây khi bước sang tuổi 17, Bridges, Chủ tịch cũng như Giám đốc sáng tạo của Mo’s Bows, vẫn tiếp tục mở rộng nhãn hàng của mình.  Năm 2017, Bridges ký hợp đồng 7 con số trong vòng 1 năm với NBA và thu về hơn 600.000 USD từ việc bán sản phẩm.

 Ngôi sao Youtube 13 tuổi kiếm tiền với “Life With MaK”:  Cô bé 13 tuổi Kelly được xem như một nghệ sĩ với những video tạo ra tiếng động từ ngón tay gõ nhịp vào các đồ vật hay những lời thì thầm. Theo Business Insider, Kelly kiếm được 1.000 USD mỗi ngày nhờ vào quảng cáo. Ngoài ra, Kelly có thể kiếm 50 USD cho 10 phút video mà người xem yêu cầu cô bé nhai một miếng mật ong.

 Marsai Martin trở thành nhà sản xuất trẻ nhất ở tuổi 14:  Marsai Martin là nhà sản xuất trẻ tuổi nhất trong lịch sử Hollywood khi cô mới chỉ 14 tuổi. Theo TMZ, Martin nhận được mức lương 200.000 USD cùng mức thưởng lên tới 300.000 USD tuỳ thuộc vào thành công của bộ phim. Vậy là chỉ sau một bộ phim cô bé đã có thể kiếm đến gần nửa triệu USD, chưa kể đến những nguồn thu khác.

 Ryan Kelly, sáng lập dòng sản phẩm cho chó từ năm 10 tuổi: Kelly cùng mẹ cậu đã xuất hiện trong chương trình Shark Tank Mỹ và gọi vốn thành công cho ý tưởng dòng sản phẩm thức ăn cho chó cao cấp. Hiện lợi nhuận của hai mẹ con cậu đã lên mức 6 chữ số.

 Ulmer, 13 tuổi, sở hữu chuỗi nước chanh hữu cơ tại Whole Foods.  Ulmer bắt đầu làm nước chanh để bán ở Texas khi mới chỉ 4 tuổi. Dần dần, sản phẩm có thêm mật ong và hạt lanh rồi đến năm 2015 trở thành công ty Me & the Bees Lemonade với hợp đồng trị giá 11 triệu USD với Whole Foods khi Ulmer 9 tuổi. Ulmer cũng đã nhận được khoản đầu tư 60.000 USD từ "shark" Daymond John và 800.000 USD từ nhiều cá nhân.

 Cory Nieves sống trong giấc mơ của mọi đứa trẻ khi sở hữu công ty bánh quy của riêng mình: Nieves đã bắt đầu kinh doanh khi mới chỉ 6 tuổi với sự giúp sức của mẹ. Cậu bé muốn mua tặng mẹ một chiếc xe ôtô. Nieves bắt đầu bán chocolate nóng quanh khu Englewood, New Jerrsey nhưng nhanh chóng quyết định chuyển sang bánh quy. Nhãn hiệu Mr. Cory’s Cookie, nay đã 15 năm tuổi, được ra đời từ đấy. Năm 2017, Cory cùng với mẹ xuất hiện tại “The Profit” và nhận được 100.000 USD tiền đầu tư sau đó. Công ty trong năm ấy cũng bán được 50.000 chiếc bánh quy với mức giá 15 USD cho 12 chiếc.

 Abby Kircher, học sinh cấp 3 sở hữu dây chuyền sản xuất bơ làm từ các loại hạt khác nhau. Theo Forbes, chỉ riêng trong năm 2013, Abby’s Better Nut Butter tăng trưởng 400% nhờ vào việc phân phối đến các cửa hàng tạp hoá trong nước. Ở tuổi 16, Kircher muốn có chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn nhưng nhận ra rất nhiều loại bơ lạc trên thị trường chứa nhiều đường và dầu nên quyết định tự sản xuất loại bơ hạt của riêng mình. Giờ đây cô trở thành CEO 19 tuổi của nhãn hãng cung cấp 5 loại hạt khác nhau. Doannh nghiệp của Kircher thu về 80.000 USD trong năm 2017.

Shubham Banerjee phát minh ra máy in Braille giá rẻ có thể “đánh sập” cả ngành công nghiệp. Banerjee khi đó mới chỉ 12 tuổi và đang lên ý tưởng cho một dự án để tham gia hội chợ khoa học, anh chàng đã khám phá ra rằng ít hơn 10% người mù ở Mỹ có thể tiếp cận chữ nổi Braille bởi máy in loại chữ này có giá khoảng 2.000 USD. Sau nhiều tháng mày mò, Banerjee đã tạo ra Braigo. Chiếc máy in này có giá ước tính khoảng 350 USD khi mới chỉ đang ở giai đoạn phát triển. Banerjee trở thành nhà đồng sáng lập của công ty Braigo Labs sau đó và trở thành người trẻ tuổi nhất nhận được đầu tư của quỹ VC. Arvind Sodhani, người đứng đầu quỹ chuẩn bị góp vốn với Banerjee, chia sẻ về chiếc máy in: “Nó được thiết kế để giảm chi phí của máy in chữ cho người mù từ 2.000 USD xuống còn 400 USD. Đây là một sự đột phá”. 

Tin bài liên quan