Hạ tầng Thành phố mới Bình Dương

Hạ tầng Thành phố mới Bình Dương

TDC sở hữu bất động sản trị giá bao nhiêu?

(ĐTCK) Cổ tức tiền mặt đều đặn hàng năm, giá trị tài sản lớn là hai đặc điểm khiến nhà đầu tư yên tâm nắm giữ cổ phiếu TDC của Công ty Cổ phần Kinh doanh và phát triển Bình Dương (TDC).

Ngày 30/11, TDC sẽ chốt danh sách chi trả cổ tức năm 2016 với tỉ lệ 10,5% bằng tiền mặt. Đây là mức cổ tức thấp nhất của TDC trong các năm kể từ khi lên sàn đến nay.

Kể từ khi niêm yết, TDC luôn duy trì cổ tức tiền mặt đều đặn hàng năm kể cả trong các năm mà hoạt động kinh doanh bất động sản trầm lắng nhất. Cụ thể, tỉ lệ trả cổ tức tiền mặt qua các năm của TDC như sau: Năm 2012 trả 20%, năm 2013 trả 13%, năm 2014 trả 14%; năm 2015 trả 11% và năm 2016 trả 10,5%.

Tại ĐHCĐ năm 2017, Ban lãnh đạo TDC tiếp tục khẳng định các năm tới TDC vẫn sẽ duy trì mức cổ tức truyền thống từ 10% đến 30% bằng tiền mặt.

Cơ sở để TDC thực hiện mục tiêu trên là quỹ đất lớn hàng ngàn héc-ta tại Bình Dương đều đã thực hiện đền bù và đã hoàn thiện thủ tục pháp lý để triển khai đầu tư, chào bán kể từ năm 2017. Các dự án này sẽ được đẩy mạnh chào bán trong năm 2018 và các năm sau, đặc biệt là hai dự án Khu dân cư TDC Hòa Lợi và Khu dân cư Bàu Bàng sẽ đóng góp chủ lực vào kết quả kinh doanh năm sau.  Các dự án của TDC chủ yếu là nhà đất với lợi thế giá vốn đất rất thấp so với mặt bằng giá thị trường hiện nay.

Nếu thực hiện được đúng kế hoạch bán hàng đặt ra, lợi nhuận của TDC sẽ tăng đột biến so với năm nay. Năm 2017 cũng như vài năm qua, TDC đặt kế hoạch lợi nhuận khiêm tốn dựa trên chiến lược giữ quỹ đất, không bán lúa non, chờ cơ sở hạ tầng Bình Dương phát triển đồng bộ hướng đến mục tiêu năm 2020, Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nhu cầu nhà ở tại Bình Dương đang tăng mạnh khi hàng năm tỉnh này đón trên 30.000 lao động nhập cư trong tổng số nhu cầu từ 30-50.000 lao động cần bổ sung phục vụ cho phát triển công nghiệp và dịch vụ của tỉnh. Thu hút đầu tư nước ngoài vào Bình Dương tăng cao.

Trong 9 tháng đầu năm 2017, Bình Dương đã thu hút gần 2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, đứng thứ 2 sau TP.HCM. Các khu công nghiệp và dịch vụ của tỉnh trải rộng tới sát tỉnh Bình Phước nên nhu cầu lao động và nhà ở ngày càng tăng mạnh.

Chủ động nắm giữ quỹ đất, làm mới các dự án chờ cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ nên doanh thu bất động sản của TDC không trải đều mà thường tập trung mở bán sản phẩm và ghi nhận vào cuối năm. Đặc thù này khiến TDC thường ghi nhận lỗ trong 2 quý đầu năm khi phải hạch toán chi phí lãi vay. Lợi nhuận bất động sản mở bán cuối cuối năm đủ để hoàn thành lợi nhuân cả năm từ kết quả âm của nửa đầu năm.

Ngoài bất động sản, TDC có doanh thu từ xây lắp và kinh doanh vật liệu xây dựng, chủ yếu là bán bê tông tươi. TDC thu lãi gộp không dưới 100 tỷ đồng hàng năm ở mảng kinh doanh này đủ để  đủ để vận hành bộ máy, chi trả lương và điều tiết dòng tiền. TDC có chủ trương mở rộng mảng vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển tại tỉnh.

Gánh nặng chi phí của TDC hiện nay là trả lãi cho các khoản vay ngân hàng nhưng các khoản vay này được sử dụng để tích lũy quỹ đất với giá vốn rất thấp. Giá trị tài sản chủ yếu là quỹ đất của TDC hiện nay có giá trị không dưới 10.000 tỷ đồng.

Hai năm qua, TDC đã đẩy mạnh tái cơ cấu, giải thể các công ty con không hiệu quả, thu gọn bộ máy, thoái vốn các khoản đầu tư bên ngoài.

Tới đây, Tập đoàn Becamex (công ty mẹ của TDC) sẽ đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với giá khởi điểm là 31.000 đồng/cổ phần. Becamex cũng có hệ số đòn bẩy tài chính cao, tỷ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ở quanh mức 1.8 lần trong 4 năm gần đây. Nhưng Becamex sở hữu quỹ đất còn lại để kinh doanh rất lớn, lên đến 3.596 ha bao gồm cả đất khu công nghiệp lẫn đất khu dân cư. Giá trị thị trường của quỹ đất trên vào khoảng 86.4 – 94.9 ngàn tỷ đồng, đủ để kinh doanh trong ít nhất 10 năm nữa. TDC cũng có đặc thù về tài chính giống công ty mẹ, nợ cao so với vốn chủ sở hữu nhưng giá trị tài sản rất khủng so với nợ, tính theo giá thị trường

Tin bài liên quan