KIDO, dù là doanh nghiệp có nguồn gốc gia đình, nhưng luôn giữ được tính đại chúng, minh bạch và đạt được nhiều thành công

KIDO, dù là doanh nghiệp có nguồn gốc gia đình, nhưng luôn giữ được tính đại chúng, minh bạch và đạt được nhiều thành công

KIDO thành ví dụ tiêu biểu về mô hình quản trị công ty gia đình

Thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập thường có mặt trong các công ty cổ phần với vai trò quan trọng do không bị chi phối vì các xung đột lợi ích. Tuy nhiên, điều này không dễ được chấp nhận ở các doanh nghiệp gia đình.

Khảo sát của PricewaterhouseCoopers về doanh nghiệp toàn cầu năm 2016 cho hay, 65% doanh nghiệp gia đình có thành viên HĐQT không phải là người trong gia đình.

Các doanh nghiệp có quy mô lớn và hoạt động lâu năm thường có nhiều thành viên HĐQT là người ngoài hơn. Cụ thể, 79% các doanh nghiệp gia đình với doanh thu hàng năm hơn 100 triệu USD có thành viên HĐQT ngoài gia đình.

Kinh nghiệm các công ty gia đình thành công ở Việt Nam cũng như trên thế giới cho thấy, các công ty này có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền điều hành, thừa nhận vai trò của thành viên HĐQT độc lập, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của chủ sở hữu với HĐQT và bộ máy điều hành.

Đơn cử, tại Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO, trong 9 thành viên HĐQT có 5 người là thành viên gia đình Chủ tịch Trần Kim Thành, số còn lại là luật sư và chuyên gia kinh tế. Đây cũng là lý do giúp KIDO, dù là doanh nghiệp có nguồn gốc gia đình, nhưng luôn giữ được tính đại chúng, minh bạch và đạt được nhiều thành công.

Việc mời thêm thành viên HĐQT độc lập có thể coi là bước ngoặt trong việc chuyên nghiệp hóa quản trị tại doanh nghiệp gia đình, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng chấp nhận điều này.

Đây cũng là vấn đề của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đồ trang sức có uy tín và vừa mở rộng sang lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu. Vừa qua, doanh nghiệp đã chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần, nhưng toàn bộ thành viên HĐQT vẫn là người trong gia đình, trong đó một số trực tiếp tham gia quản lý, điều hành.

Với kinh nghiệm và kiến thức về quản trị tiên tiến và mong muốn đưa công ty phát triển đột phá thông qua hình thức IPO, CEO mới và cũng là con trai của Chủ tịch HĐQT đã đề xuất mời thêm thành viên HĐQT bên ngoài có trình độ, uy tín tham gia công ty.

CEO lập luận, việc mời các thành viên HĐQT từ bên ngoài có trình độ, có uy tín sẽ giúp định hướng cho doanh nghiệp phát triển một cách hiệu quả và cân bằng hơn do không bị chi phối vì các xung đột lợi ích. Ngoài ra, việc có các thành viên HĐQT từ bên ngoài sẽ “ghi điểm” với các nhà đầu tư và ngân hàng khi chuẩn bị IPO hoặc phát hành trái phiếu.

Nhưng, CEO đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của các thành viên và cả Chủ tịch HĐQT khi đưa ra vấn đề này.

Các thành viên HĐQT cho rằng, để tìm được người đủ tiêu chuẩn, đủ độ tin cậy và trình độ trở thành thành viên HĐQT của công ty không dễ. Thậm chí, nếu tìm không đúng người, có thể mang lại nhiều hệ lụy cho công ty, phá vỡ cấu trúc quản trị hiện tại. Chưa kể các thành viên này có thực sự tin cậy, có gắn bó lâu dài và chuyên tâm vào công việc của mình hay không. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sẽ phải trả những khoản phí lớn và tốn kém cho thành viên HĐQT độc lập. Do đó, các thành viên HĐQT nhất quyết phản đối ý kiến của CEO.

KIDO thành ví dụ tiêu biểu về mô hình quản trị công ty gia đình ảnh 1

Bà Trương Thị Thanh Tâm (ngồi giữa) là người chơi ở vị trí CEO trong Chương trình phát sóng ngày 2/7. 

CEO làm sao thuyết phục cổ đông thực hiện theo kế hoạch táo bạo của mình? Đây là tình huống mà Chương trình CEO - Chìa khóa thành công với chủ đề “Doanh nghiệp gia đình - Thành viên từ bên ngoài” đặt ra cho CEO là bà Trương Thị Thanh Tâm, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Khỏe Đẹp. Nữ doanh nhânTrương Thị Thanh Tâm cũng là nhân vật xuất hiện trên chuyên mục Gương mặt doanh nhân của Báo Đầu tư.

Đặc biệt, theo dõi chương trình, doanh nghiệp có thể tìm được những gợi mở hay cho công ty trong việc hướng tới mô hình chuyên nghiệp hóa, cũng như lên kế hoạch IPO.

Tin bài liên quan