Khoáng sản FECON (FCM) đang là đơn vị sản xuất cọc móng hàng đầu ở phía Bắc với 2 nhà máy tại Hà Nam và Thanh Hóa. Ảnh minh hoạ: Sản phẩm cọc của FCM tại công trường

Khoáng sản FECON (FCM) đang là đơn vị sản xuất cọc móng hàng đầu ở phía Bắc với 2 nhà máy tại Hà Nam và Thanh Hóa. Ảnh minh hoạ: Sản phẩm cọc của FCM tại công trường

Khoáng sản FECON (FCM) vượt 21% kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 9 tháng

CTCP Khoáng sản FECON (mã FCM - sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 với mức lợi nhuận sau thuế đạt 42,4 tỷ đồng, vượt 21% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2019.

Theo báo cáo, tổng doanh thu trong quý IIII/2019 của FCM đạt 175 tỷ đồng, tăng 20% so với quý III/2018; lợi nhuận trước thuế đạt 18,5 tỷ đồng, tăng 33,7% so với quý III/2018 và lợi nhuận sau thuế đạt 15,44 tỷ đồng, tăng 34,3% so với mức lợi nhuận 11,5 tỷ đồng đạt được cùng kỳ quý III/2019.

Kết quả lợi nhuận tăng trưởng đột biến do trong kỳ, chi phí bán hàng của và chi phí quản lý doanh nghiệp của FCM giảm mạnh lần lượt là 41% và 74% so với cùng kỳ quý III/2018 đến từ việc FCM hoàn nhập dự phòng phải thu cho các khoản thu hồi nợ xấu công ty đã trích lập.

Năm 2019, FCM chi đầu tư tổng cộng 25 tỷ đồng vào sản xuất các loại sản phẩm bê tông đúc sẵn phục vụ cho các dự án chống biến đổi khí hậu, kè sông, kè biển và các thiết bị phục vụ sản xuất tại các nhà máy.    

Lũy kế 9 tháng năm 2019, FCM ghi nhận tổng doanh thu đạt 572,6 tỷ đồng, tuy giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2018 nhưng cũng đã hoàn thành 78% chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2019 (chỉ tiêu 750 tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế đạt 50,97 tỷ đồng, tăng 85,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 42,43 tỷ đồng, tăng 117,3% so với cùng kỳ.

Như vậy, với kết quả này, FCM đã vượt 21% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm 2019 đã được đại hội đồng cổ đông thông qua hồi tháng 2/2019 và vượt xa con số 36,7 tỷ đồng đã đạt được cả năm 2018.

FCM được thành lập năm 2007 với sản phẩm chính là cọc bê tông ly tâm dự ứng lực và cung cấp khoáng sản vật liệu xây dựng. Hiện tổng vốn điều lệ của FCM là 410 tỷ đồng, việc phần lớn cổ phần FCM được sở hữu bởi các đối tác lớn là CTCP Đầu tư Phan Vũ (nắm giữ 51%), CTCP FECON (nắm giữ 11%) là nền tảng để FCM tham vọng trở thành một “thế lực” đứng đầu trong ngành sản xuất cọc không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn ra khu vực Đông Nam Á

FCM hiện sở hữu các nhà máy sản xuất tại Hà Nam và Thanh Hoá trên nền tảng công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ Asia Pile Holding – Tập đoàn cọc bê tông ly tâm lớn nhất Nhật Bản; đồng thời cũng sở hữu và liên kết khai thác các mỏ đá, mỏ cát chất lượng cao ở Hòa Bình, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hà Nội...

Vào cuối tháng 9 vừa qua, Hội đồng quản trị FCM đã thông qua nghị quyết về việc mua lại cổ phần của CTCP Bê tông Thái Hà (vốn điều lệ 47,6 tỷ đồng) để tiếp tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bê tông theo chiến lược mở rộng sản xuất, gia tăng thị phần.

Tin bài liên quan