Doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan

Doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan

Theo báo cáo Kết nối giao thương toàn cầu của Tập đoàn HSBC, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ cái nhìn lạc quan.

Theo chỉ số Tin cậy thương mại của HSBC, độ tin cậy của các doanh nghiệp giao thương quốc tế ở Việt Nam vẫn ở mức ổn định và tương đối cao. Dù chỉ số phản hồi lạc quan tại thời điểm này giảm sút 8% so với kết quả 6 tháng cuối năm 2011, phần lớn các câu phản hồi (80%) vẫn kỳ vọng khối lượng giao dịch vẫn duy trì ổn định hoặc tăng lên trong sáu tháng tới.

 

Cuộc khảo sát cho thấy trong ngắn hạn, giao thương nội vùng tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam ở hiện tại và trong suốt 6 tháng tới. Ba đối tác giao thương lớn nhất của Singapore đều nằm trong khu vực châu Á (Trung Quốc, Đông Nam Á và khu vực còn lại thuộc châu Á).

 

Cũng theo HSBC, tổng giá trị thương mại của Việt Nam có khả năng tăng lên xấp xỉ 187% cho cả giai đoạn từ nay đến năm 2026, gần như tăng gấp đôi so với thương mại toàn cầu.

 

Trong khoảng thời gian 5 năm tiếp theo, dự đoán tăng trưởng của thương mại sẽ đạt mức 8,2%, sau đó giữ cùng tốc độ đến năm 2021 trước khi tăng chậm lại như các quốc gia châu Á khác ở mức 5,3% trong giai đoạn 2022 - 2026.

 

Các đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam chính là những quốc gia thương mại chủ yếu trên thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Đức. Hoạt động xuất khẩu sang các thị trường này vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất. Dự đoán xuất khẩu sang Nhật Bản cũng tăng mạnh xấp xỉ 6%. Tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc đặc biệt phát triển mạnh ở mức trên 10%.

 

Các đối tác nhập khẩu chủ chốt của Việt Nam là các quốc gia trong khu vực, dẫn đầu là Trung Quốc, tiếp đó là Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản