Ảnh minh họa: Internet
DN miền Bắc “bôi trơn” mạnh hơn DN miền
Cuộc điều tra lần thứ 7 năm 2011 được tiến hành trên 2.500 DN nhỏ và vừa ngoài quốc doanh, hoạt động trong khu vực chế biến tại 10 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hòa... cho thấy, 38% DN thừa nhận đã chi các khoản chi phí phi chính thức, tăng lên đáng kể so với con số 34% vào năm 2009.
Với tư cách là người điều phối và giám sát hoạt động nghiên cứu trong tất cả các giai đoạn của cuộc điều tra, GS. Finn Tarp, Đại học Tổng hợp Copenhaden (Đan Mạch) nhìn nhận, sự biến động của con số trên cho thấy, số lượng DN đã bỏ ra các khoản chi phí để hối lộ đã tăng mạnh. Nó còn chứng tỏ một điều đáng báo động, đó là các DN đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng về việc phải chi các khoản phi chính thức để được việc. Chi phí tuân thủ pháp luật cao, các mức thuế suất khắc nghiệt có thể khiến các DN “ưa thích” kinh doanh dưới hình thức phi chính thức, nhằm giảm chi phí. Tham nhũng có thể cũng tồn tại, do các công chức lợi dụng vị trí công việc để bòn rút tiền của DN thông qua việc diễn giải không chuẩn về pháp luật hoặc tạo ra sự bất cân xứng thông tin để trục lợi.
Cũng theo kết quả điều tra, các DN lớn có xác suất chi cho hối lộ cao hơn khoảng 10% so với các DN siêu nhỏ; các DN có đăng ký hoạt động có xác suất chi hối lộ cao hơn 22 - 23% so với các DN phi chính thức. Đáng chú ý, các DN tại miền
“Một điểm đáng chú ý nữa được kết quả điều tra chỉ ra, là các DN chi cho hối lộ có xác suất thoát khỏi thị trường cao hơn so với các DN không chi cho hối lộ. Điều này nói lên một thông điệp mạnh mẽ rằng, hối lộ không tạo điều kiện cho DN tồn tại trong dài hạn. Các DN chi hối lộ không mở rộng lực lượng lao động nhiều hơn so với các DN không chi cho hối lộ… Những kết luận này trái ngược với những suy nghĩ thông thường hiện nay về ‘mối quan hệ’”, ông Finn Tarp cảnh báo, đồng thời khuyến nghị, có thể cần phải có một chiến dịch thông tin về các đặc tính tiêu cực nổi bật của chi hối lộ, để giảm áp lực chi phí phi chính thức cho cả phần cung và cầu của vấn đề này...
39% DN khó tiếp cận tín dụng
Một trong những trở ngại lớn nhất đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN nhỏ và vừa là tình trạng khó khăn trong vay vốn ngân hàng. “Nút thắt” này đã tồn tại từ nhiều năm nay. Đáng tiếc, tình trạng này một lần nữa vẫn chưa được cải thiện, khi kết quả điều tra năm 2011 chỉ rõ: 39% DN nhỏ gặp khó khăn khi tiếp cận tín dụng. Tỷ lệ này tương đương với các năm trước đây.
Trưởng nhóm nghiên cứu Báo cáo “Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt
“Kết quả điều tra cho thấy, các lý do chính khiến DN khó tiếp cận tín dụng là lãi suất quá cao; thủ tục vay vốn rườm rà, phức tạp; quy trình thế chấp không hợp lý…”, ông John Rand nói.