Lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm mạnh
Giá cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng trước những dự liệu kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử. Việc đánh cược vào kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận cao hơn và sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường ngày càng trở nên rủi ro.
James Knightley, nhà kinh tế quốc tế tại ING cho biết: “Một đợt tăng giá mạnh mẽ của thị trường chứng khoán mà chúng tôi thấy có những yếu tố cơ bản lại khá lung lay và không vững chắc. Ở khía cạnh nước Mỹ, câu chuyện giãn cách xã hội sẽ kéo dài trong nhiều tháng nữa. Sự lo lắng của người tiêu dùng và hạn chế du lịch vẫn tiếp tục duy trì. Số lượng người mất việc lên tới 35 - 40 triệu người, với tôi đây không phải là một môi trường phù hợp để lợi nhuận tăng trưởng”.
Trong quý I vừa qua, 86% số công ty trên S&P 500 báo cáo lợi nhuận sụt giảm 13,6%, theo FactSet. Đây là quý tồi tệ nhất trong vòng 11 năm qua. Bên cạnh đó, dự báo lợi nhuận cho các quý còn lại khả năng sẽ giảm 40,6% trong quý II, 23% trong quý III và 11,4% trong quý IV.
Biểu đồ chỉ số S&P 500
Bên cạnh đó, đà tăng của thị trường chứng khoán cũng đi ngược lại với tỷ lệ thất nghiệp 14,7% và ít nhất 20,5 triệu việc làm bị mất trong tháng 4, theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ - là tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái. Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng cũng có sự sụt giảm lớn nhất trong một tháng trong lịch sử với dữ liệu từ năm 1957.
“Đây là vấn đề nan giải cho các nhà hoạch định chính sách và là vấn đề nan giải cho nền kinh tế. Các CEO và CFO đang làm việc trên các kịch bản khác nhau và các kịch bản đó bao gồm việc sa thải nhân viên nếu kinh tế vẫn không lấy lại động lực tăng trưởng cho tới cuối năm nay”, Quincy Krosby, chiến lược gia tại Prudential Financial cho biết.
Tạm thời hay vĩnh viễn
Báo cáo việc làm tháng 4 chỉ ra rằng, khoảng 80% việc làm bị mất là do được nghỉ phép, điều này có nghĩa là tạm thời chứ không phải giảm vĩnh viễn. Tuy nhiên, việc đóng cửa nếu tiếp tục càng lâu, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp càng giảm sâu, thì càng khó để biện minh cho việc cắt giảm những điều đó.
Nghiên cứu gần đây của Đại học Chicago ước tính, 42% số lần sa thải gần đây sẽ là vĩnh viễn do một phần của sự gia tăng mạnh mẽ do đại dịch gây ra sự phân tán lợi nhuận cổ phần giữa các công ty.
Theo Art Hogan, chiến lược gia thị trường tại National Holdings, việc sa thải nhân viên và tác động quan trọng nhất của nó sẽ tuỳ thuộc vào đặc thù của ngành.
“Công nghệ sẽ là một sự quan tâm lớn, cùng với các công ty đang tìm cách tự động hóa nhiều hơn trong sản xuất. Tuy nhiên, nhiều công ty tiến hành sa thải hàng loạt cũng đối mặt với rủi ro thương hiệu của họ”, Robert Teeter, người đứng đầu bộ phận chính sách và chiến lược đầu tư tại Silvercrest Asset Management cho biết.
Teeter nhận thấy sự hồi phục của thị trường chứng khoán hiện đang được hỗ trợ chủ yếu bởi các công ty đã có thể tiếp tục hoạt động trong khủng hoảng và thực sự có thể duy trì tiền lương cho nhân viên. Ông coi triển vọng dài hạn của thị trường là tích cực và vẫn lạc quan.
Một số lĩnh vực của nền kinh tế có thể suy giảm vĩnh viễn, trong đó một số lĩnh vực gần như bị xóa bỏ hoàn toàn và những lực lượng lao động trong đó sẽ có khả năng dịch chuyển từ thất nghiệp tạm thời sang vĩnh viễn. Trong đó, nhiều trường hợp sẽ gây nên một sự phá hủy mang tính sáng tạo, điều này có thể khó khăn với một số ngành những lại tốt với những ngành khác.