Lãnh đạo các doanh nghiệp mong muốn được vay với lãi suất 0% để chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Ảnh minh hoạ: Lê Toàn).

Lãnh đạo các doanh nghiệp mong muốn được vay với lãi suất 0% để chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Ảnh minh hoạ: Lê Toàn).

Doanh nghiệp muốn vay vốn lãi suất 0% để trả lương thay vì chờ giãn, giảm thuế

0:00 / 0:00
0:00
Trên 410.000 doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM muốn vay vốn để trả lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,… với lãi suất ưu đãi thay vì gian truân thực hiện thủ tục để được giãn, giảm thuế.

Đề xuất tại Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố và doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM được tổ chức sáng nay, bà Đặng Thị Minh Phương, Chủ tịch MP Logistics cho biết, cộng đồng doanh nghiệp đang “rất mệt mỏi và đuối sức” để duy trì kinh doanh.

Vì vậy, hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp là việc quan trọng, cần phải làm ngay lúc này.

Rất nhiều doanh nghiệp, trong đó có MP Logistics cam kết trả phí để tiêm vắc-xin Covid-19 cho cán bộ công nhân viên của mình.

Bà Minh Phương đề xuất lãnh đạo UBND Thành phố kiến nghị Bộ Tài chính cho doanh nghiệp được vay tiền để mua, tiêm vắc-xin với lãi suất 0%.

“Ngoài ra, chúng tôi mong muốn được vay để trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với lãi suất 0% vì việc giãn, hoãn không còn phù hợp, hiệu quả nữa”, Chủ tịch MP Logistics kiến nghị.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Minh, phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho rằng, việc áp dụng cơ chế cho vay lãi suất 0% sẽ là “hơi khó”.

Nhưng, đơn vị này sẽ kiến nghị đến Thống đốc ngân hàng Nhà nước để có cơ chế hỗ trợ phù hợp, đặc biệt với doanh nghiệp đang gặp khó trong chi trả bảo hiểm xã hội và trả lương cho công nhân.

Theo số liệu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM, trên địa bàn hiện có 410.000 doanh nghiệp đăng ký vay vốn để trả lương cho 12.800 công nhân.

Ông Lê Minh Tấn, giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM xem xét phương án cho doanh nghiệp được tiếp cận gói vay này để chi trả cho công nhân trong 3 tháng, thời gian vay 1 năm và lãi suất 0%.

Dựa trên phương án đề xuất vừa nêu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND cho biết Thành phố sẽ tổ chức cuộc họp với lãnh đạo các Sở, ngành trên địa bàn vào chiều nay (10/06) để xem xét và bàn thảo trước khi đưa ra gói hỗ trợ về tiền mặt hay về chính sách phù hợp nhất.

Trên địa bàn TP.HCM hiện có trên 20.000 người mưu sinh bằng việc bán vé số. Trong gói hỗ trợ lần 1, khi các công ty xổ số dừng hoạt động, các đối tượng này không có việc làm và gặp nhiều khó khăn. Vì thế, TP.HCM đã triển khai hỗ trợ mỗi người 50.000 đồng/ngày trong 2 tuần.

“Họ xúc động, có trường hợp khóc rưng rức. Trong lúc khó khăn, chia sẻ với từng hoàn cảnh là rất đáng quý. Vì vậy, tôi đề nghị các Sở, ngành thấu hiểu việc đó để hành động nhanh, kịp thời. Cương quyết không để doanh nghiệp nào phải chịu thiệt thòi vì sự chậm trễ của chính quyền Thành phố”, ông Nguyễn Thành Phong chỉ đạo.

Thực tế, các gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động lần thứ nhất trên địa bàn TP.HCM tuy kịp thời nhưng được đánh giá là chưa có tác động rõ nét đến doanh nghiệp, mức độ hấp thụ của doanh nghiệp còn rất thấp.

Tải qua nhiều đợt dịch kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay, nhưng ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) cho biết, số lượng các doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm được thụ hưởng các gói hỗ trợ từ Chính phủ, nhất là gói hỗ trợ miễn, giảm lãi vay, cho vay mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Trong khi đó, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho rằng, một số chính sách giãn thuế, bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất … tuy giúp doanh nghiệp bớt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền nhưng thời gian áp dụng ngắn, số lượng không lớn.

Các khoản nợ của doanh nghiệp được ngân hàng quan tâm xem xét cơ cấu lại nợ vay, gia hạn, không chuyển nhóm nợ nhưng chưa được quan tâm xem xét giảm lãi vay cho khoản nợ cũ.

Khoản vay mới phải có tài sản bảo đảm mức lãi suất vay tuy có giảm hơn nhưng vẫn còn cao so với lãi suất ngân hàng huy động từ tiền gửi tiết kiệm; nhu cầu vay trả lương giữ chân người lao động hầu như không thực hiện được.

Bài viết triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.

Xem thêm nội dung TẠI ĐÂY!

Tin bài liên quan