Dò khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài sau kỳ nghỉ lễ 30/4

Dò khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài sau kỳ nghỉ lễ 30/4

(ĐTCK) Liệu sau đợt rút ròng mạnh và kéo dài ròng rã 3 tháng liên tục với tổng giá trị hơn 715 triệu USD trên sàn chứng khoán, dòng vốn ngoại có quay lại với thị trường chứng khoán Việt khi những thông tin tích cực từ dịch bệnh đang kiểm soát tốt cũng như những tác động không quá tiêu cực trong những tháng vừa qua. Cùng Báo Đầu tư Chứng khoán nhìn lại thống kê và dự đoán giao dịch khối ngoại sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Theo thống kê của Báo Đầu tư Chứng khoán, trong 10 năm qua, có tới 7 năm, khối ngoại mua ròng trong tuần cuối cùng của tháng 4, trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đáng chú ý, trong 5 năm trở lại đây từ (2016-2020), khối ngoại mới có hiện tượng bán ròng trong tuần giao dịch này và với chu trình khá lặp lại bởi nhịp mua – bán ròng trong các năm liên tiếp và diễn biến này cũng khá trùng lặp với xu hướng của chỉ số VN-Index.

Trong đó, đột biến rơi vào năm 2020, khi khối ngoại bán ròng khá kỷ lục lên tới gần 1.370 tỷ đồng trong tuần giao dịch chỉ có vọn vẹn 3 phiên. Trong khoảng thời gian này, cả 2 chỉ số chính VN-Index và HNX-Index cũng đều để mất điểm, xác nhận tuần mất điểm thứ 2 liên tiếp sau 3 tuần hồi phục tích cực trước đó.

Thông thường, giao dịch mua/bán ròng mạnh của khối ngoại sẽ phần nào tác động tới tâm lý thị trường cũng như xu hướng của các chỉ số. Tuy nhiên, năm 2020 nói chung và trong tháng 4 nói riêng, đã có nhiều biến động mạnh và đi ngược quy luật bởi dù thị trường tăng vọt hay lao dốc đột ngột thì khối ngoại vẫn duy trì trạng thái rút ròng ồ ạt.

Năm 2020 đã đi được 1/3 quãng đường với 4 tháng giao dịch, trong đó có tới 3 tháng khối ngoại bán ròng, ngoại trừ duy nhất tháng 1 mua ròng. Riêng trong tháng 4, khối ngoại đã không thực hiện phiên mua ròng nào và tất cả các phiên bán ròng đều có giá trị hàng trăm tỷ đồng. Điều này khá trái ngược với xu hướng hồi phục tích cực của thị trường, sau khi bị bán tháo ở tháng 2 và 3 do ảnh hưởng quá lớn từ đại dịch Covid-19.

Cụ thể, trong tháng 4/2020, chỉ số VN-Index tăng tới hơn 16% so với tháng trước đó, còn HNX-Index cũng tăng tới 15,3%, trong khi đó, khối ngoại đã rút ròng 330 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị lên tới hơn 6.800 tỷ đồng. Tính tổng cộng 4 tháng đầu năm, dòng vốn ngoại đã rút ròng khoảng 874 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng hơn 16.800 tỷ đồng.

Giao dịch của khối ngoại trong tuần trước kỳ nghỉ lễ 30/4 trong 10 năm qua (đơn vị: triệu đồng)

Năm

Tuần trước kỳ nghỉ

Giá trị mua/bán ròng của khối ngoại

VN-Index

HNX-Index

2011

5,18%

-0,41%

164.000

2012

1,73%

2,71%

93.000

2013

0,27%

0%

128.000

2014

-0,16%

-0,93%

267.000

2015

-0,60%

0,20%

286.659

2016

0,99%

-0,32%

-596.760

2017

0,75%

0,75%

319.859

2018

-6,22%

-7,50%

-721.230

2019

1,40%

1,50%

118.460

2020

-0,97%

-0,12%

-1.369.850

Trong khi đó, trong 5 phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, theo thống kê của Báo Đầu tư Chứng khoán, trong 9 năm qua, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trong 6 năm và bán ròng 3 năm. Điều đặc biệt là những tuần bán ròng này đều rơi vào những năm gần đây (2017-2019), trong đó năm 2019 có giá trị bán ròng thấp nhất dù thị trường điều chỉnh mạnh hơn so với năm bán ròng kỷ lục trước đó.

Giao dịch của khối ngoại trong tuần sau kỳ nghỉ lễ 30/4 trong 9 năm qua (đơn vị: triệu đồng)

Năm

Tuần sau kỳ nghỉ

Khối ngoại mua/bán ròng

VN-Index

HNX-Index

2011

-1,54%

-1,07%

145.070

2012

0,54%

1,77%

465.170

2013

0,15%

1,20%

642.900

2014

-6,15%

-7,07%

521.839

2015

-1,40%

-2,97%

577.070

2016

1,36%

-0,38%

277.723

2017

0,36%

0,19%

-286.135

2018

-2,20%

-0,10%

-2.497.870

2019

-2,65%

-1,06%

-141.200

Còn nếu tính cả trong tháng 5, khối này luôn mua ròng trong 9 năm qua. Trong đó, đột biến đến từ tháng 5/2018 khi khối ngoại mua ròng tới gần 22.400 tỷ đồng bởi sự gia nhập của “tân binh VHM” với giao dịch thỏa thuận khủng ngày 18/5 lên tới 28.548 tỷ đồng thông qua phương thức thỏa thuận. Bên cạnh đó còn có sự đóng góp của VIS khi bất ngờ cũng có giao dịch thỏa thuận hơn 1.460 tỷ đồng trong phiên 10/5.

Ngoại trừ giao dịch đột biến và mua ròng khủng trên, thì tháng 5/2019, khối ngoại mua ròng mạnh nhất, đạt gần 4.000 tỷ đồng, vượt xa so với cùng kỳ của các năm còn lại, bất chấp thị trường chung giao dịch khá ảm đạm do chịu tác động mạnh của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Thống kê giao dịch khối ngoại tháng 5 trong 9 năm qua (đơn vị: triệu đồng)

Năm

VN-Index

HNX-Index

Khối ngoại mua/bán ròng

2011

-12,29%

-16,87%

62.900

2012

-9,41%

-7,25%

301.595

2013

9,25%

10,73%

1.359.449

2014

-2,76%

-5,05%

2.582.629

2015

1,27%

0,58%

1.397.430

2016

3,35%

1,54%

988.426

2017

2,80%

4,88%

1.491.251

2018

-7,52%

-6,30%

22.399.010

2019

-1,90%

-2,47%

3.993.460

Với quy luật chung của giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 5 hàng năm, thị trường đang kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ sớm quay lại, tiếp tục hỗ trợ giúp thị trường hồi phục sau đợt lao dốc mạnh hồi tháng 2 và tháng 3, khi tình hình kiếm chế đại dịch trên toàn cầu có những dấu hiệu khả quan rõ nét hơn kèm với việc mở cửa lại nền kinh tế từng phẩn ở hầu hết các trung tâm kinh tế tài chính của thế giới như Mỹ và EU.

Bên cạnh đó, một trong những điểm nhấn cần lưu ý là trong khi tháng 5 của những năm trước đây, thường thị trường sẽ rơi vào vùng trũng thông tin khi bức tranh kết quả kinh doanh quý I/2020 đã được mở hết và mùa ĐHCĐ cũng đã đi đến hồi kết, thì trong năm nay, tháng 5 sẽ là tháng cai điểm, từ chuyển động đẩy mạnh đầu tư công đến mùa ĐHCĐ được tái khởi động trở lại sau đợt dịch bệnh. Đây có thể là những thông tin tích cực tiếp sức cho các dòng tiền nội và ngoại tham gia mạnh vào thị trường.

Tuy nhiên, việc dòng vốn ngoại có trở lại hay không đang là dấu chấm hỏi khá lớn bởi trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hiện giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài thường là các quỹ. Theo đánh giá của giới phân tích, các quỹ này thường có tư duy dài hạn và họ không thể nhanh chóng chuyển từ bán ròng mạnh sang mua ròng.

Tin bài liên quan