Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các công ty chứng khoán đã có tuần nhận định thành công khi hầu hết các cổ phiếu được đưa ra khuyến nghị đều khởi sắc, đáng kể có VNL tăng tới hơn 35%, hay cặp đôi ngành hàng không AST và HVN.

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu VHM với giá mục tiêu 132.500 đồng/CP

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes với giá mục tiêu 132.500 đồng/CP. Năng lực và hiệu quả hoạt động của VHM được đánh giá cao với chuỗi giá trị khép kín các sản phẩm bất động sản thương hiệu Vinhomes đi kèm chất lượng vượt trội, dịch vụ tiện ích đồng bộ, đầy đủ, đáp ứng các tiêu chuẩn và khẳng định đẳng cấp. VHM là đơn vị phát triển bất động sản dẫn đầu tại Việt Nam và được hưởng lợi từ hệ sinh thái của VinGroup - một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á.

Mặc dù đón nhận những thông tin hỗ trợ khá tích cực như ngày 15/9 tới đây sẽ chốt quyền chia cổ tức năm 2020 bằng tiền 15% và bằng cổ phiếu tỷ lệ 1.000:300, cùng chiến lược kiềng 3 chân của mình, nhưng diễn biến cổ phiếu VHM tuần qua vẫn chưa có nhiều tín hiệu khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VHM tăng nhẹ 500 đồng (+0,47%) từ mức giá 107.000 đồng/CP lên 107.500 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu AST tiếp cận ngưỡng 60.0

Đồng thời, đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20, MA50 và dải mây Ichimoku; báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo RSI và MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 51.8, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 60.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 48.5.

Nhóm cổ phiếu hàng không là một trong những điểm sáng của thị trường tuần qua sau thông tin Cục Hàng không Việt Nam vừa đề xuất Bộ GTVT áp mức giá tối thiểu bằng 20% mức giá tối đa vé máy bay phổ thông nội địa hiện tại từ ngày 1/11/2021 đến hết ngày 31/10/2022.

Và diễn biến cổ phiếu AST cũng không nằm ngoài xu hướng chung của ngành. Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng (trong đó có 2 phiên tăng trần) và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu AST tăng 6.050 đồng (+12,26%) từ mức giá 49.350 đồng/CP lên 55.400 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu HVN tiếp cận ngưỡng 25.0

đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20, MA50 và dải mây Ichimoku; báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo RSI và MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 22.1, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 25.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 20.5.

Cũng như người anh em cùng nhà là AST, cổ phiếu HVN cũng đón tuần bứt phá mạnh. Thống kê với việc đón nhận 5 phiên tăng (trong đó có 1 phiên trần), tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HVN tăng 4.100 đồng (+19,57%) từ mức giá 20.950 đồng/CP lên 25.050 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu BSR

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFF và so sánh hệ số PE, PB, giá trị cổ phiếu BSR được xác định ở mức 18.200 đồng/cổ phần. Đồng thời khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu BSR.

Những thông tin không mấy khả quan như việc Lọc hóa dầu Bình Sơn “cầu cứu” khi đối điện nguy cơ phải dừng hoạt động nhà máy Dung Quất tiếp tục khiến giá cổ phiếu BSR biến động kém tích cực. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BSR giảm nhẹ 300 đồng (-1,64%) từ mức giá 18.300 đồng/CP xuống 18.000 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu SGT tiếp cận ngưỡng 26.5

đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20, MA50 và dải mây Ichimoku; báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo RSI và MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 22.6, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 26.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 19.75.

Có thể thấy, bước vào năm học mới, khi tình hình dịch COvid-19 vẫn khá phức tạp và nhiều tỉnh thành chưa được tháo dỡ giãn cách thì việc học online của các con trẻ đã phần nào tác động tích cực tới diễn biến chung của nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin.

Trong tuần qua, nhiều cổ phiếu trong nhóm này đã giao dịch bùng nổ, điển hình là SGT. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng (trong đó có 1 phiên tăng trần với thanh khoản tăng đột biến lên tới hơn 2 triệu đơn vị, gấp trên dưới 10 lần so với các phiên trước đó) và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SGT tăng 3.500 đồng (+16,67%) từ mức giá 21.000 đồng/CP lên 24.500 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu BID với giá mục tiêu là 46.400 đồng/CP

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BID. Giá mục tiêu là 46.400 đồng/cp, cao hơn 18.6% so với giá tại ngày 06/09/2021.

Mặc dù chưa thể tìm lại phong độ nhưng trong tuần giao dịch vừa qua, dòng bank đã có những nhịp hồi khá tốt. Trong đó, cổ phiếu BID với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu này tăng nhẹ 650 đồng (+1,67%) từ mức giá 39.000 đồng/CP lên 39.650 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu CTG với giá mục tiêu 43.600 đồng/CP.

Chúng tôi nâng giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) thêm 2,6% lên 43.600 đồng/CP và duy trì khuyến nghị mua.

Tương tự, CTG cũng nhích nhẹ trong tuần đầu tháng 9. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTG tăng nhẹ 250 đồng (+0,78%) từ mức giá 32.050 đồng/CP lên 32.300 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu TPB với giá mục tiêu 42.100 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong với giá mục tiêu 42.100 đồng/CP dựa theo phương pháp kết hợp RI và P/B, và nhận định tích cực về mã cổ phiếu TPB. Mức giá mục tiêu được dự phóng dựa trên chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 16,7% và tốc độ tăng trưởng là 5%.

Cũng thuộc dòng bank nhưng cổ phiếu TPB đã có những tín hiệu tích cực hơn với những phiên giao dịch khởi sắc và thanh khoản tăng vọt. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TPB tăng 3.200 đồng (+9,36%) từ mức giá 34.200 đồng/CP lên 37.400 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu GAS với giá mục tiêu 109.400 đồng/CP

Chúng tôi tiếp tục giữ khuyến nghị mua với giá mục tiêu năm 2022 là 109.400 đồng/CP (+21% so với giá đóng cửa ngày 06/09/2021), tương đương với mức mức P/E mục tiêu 18x.

Không được như kỳ vọng của BSC, cổ phiếu GAS tiếp tục có tuần biến động trong biên độ hẹp. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GAS không biến động và đứng yên tại mức giá 88.600 đồng/CP.

* PHS khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu DHG

Do lãi suất phi rủi ro giảm, chúng tôi hạ WACC từ 9.2% trong báo cáo trước còn 8,7%, bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, chúng tôi nâng mức giá hợp lý cho cổ phiếu DHG lên 105.600 đồng/cổ phiếu (-5.2% so với giá hiện tại). Do đó đưa ra khuyến nghị giữ cổ phiếu này.

Trái với khuyến nghị của PHS, sau tuần giao dịch khởi sắc với những phiên tăng vọt vào cuối tháng, cổ phiếu DHG đã quay đầu và liên tục điều chỉnh trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 5 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DHG giảm 9.800 đồng (-8,91%) từ mức giá 110.000 đồng/CP xuống 100.200 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu VNL với giá mục tiêu 27.500 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VNL của CTCP Logistics Vinalink với giá mục tiêu 27.500 đồng/CP trên cơ sở: (i) hưởng lợi từ giá cước vận tải quốc tế tiếp tục tăng & duy trì ở mức cao, (ii) sở hữu sức khỏe tài chính lành mạnh với khả năng tự chủ cao và hoạt động hiệu quả, và (iii) việc thoái vốn tại 1 số CTLK hoạt động không hiệu quả & xem xét thoái vốn tại Vinatrans Đà Nẵng sẽ đem lại lợi nhuận trong tương lai, nâng cao năng lực & nguồn tiền cho các hoạt động chính.

Trong khi các cổ phiếu trong ngành vận tải biển đã cho thấy dấu hiệu rung lắc nhẹ sau chuỗi tăng nóng, thì cổ phiếu VNL lại là điểm sáng của ngành nói riêng và của thị trường nói chung với những phiên tăng tốc mạnh. Thống kê với việc đón nhận 5 phiên tăng (trong đó có 3 phiên tăng trần), tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VNL tăng 8.450 đồng (+35,14%) từ mức giá 24.050 đồng/CP lên 32.500 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu NKG với giá mục tiêu là 46.500 đồng/CP

BSC khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu NKG với giá mục tiêu năm 2022 là 46.500 đồng/CP tương đương upside 17.8% so với giá ngày 01/09/2021 dựa trên phương pháp định giá P/E = 5.5x.

Bên cạnh đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu thép nói chung, cổ phiếu NKG tiếp tục có thêm một tuần giao dịch khởi sắc sau thông tin dự kiến sẽ hoàn tất việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức trong tháng 9. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NKG tăng 1.950 đồng (+4,94%) từ mức giá 39.450 đồng/CP lên 41.400 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu VHC với giá mục tiêu là 61.000 đồng/CP

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VHC với giá mục tiêu mới cho năm 2022 là 61.000 đồng/CP (tăng 23% so với mức giá ngày 31/08/2021) sau khi điều chỉnh (i) kỳ vọng hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 khi ngành cá tra vào chu kỳ tăng (ii) tăng mức P/E mục tiêu từ 9 lên 10.5.

Sau tuần tăng tốc vào cuối tháng 8, cổ phiếu VHC đã có những nhịp rung lắc và điều chỉnh do áp lực bán chốt lời. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VHC tăng 2.000 đồng (+4%) từ mức giá 50.000 đồng/CP lên 52.000 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị theo dõi dành cho cổ phiếu KDH

Chúng tôi đưa ra khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu KDH với giá mục tiêu là 39.300 đồng dựa theo PP RNAV (-1.1% so với mức giá ngày 31/08/2021) do (1) Cập nhật mới danh mục dự án, (2) Điều chỉnh nâng giả định giá bán dự án đối với cả quỹ đất tiềm năng khu vực Bình Tân, Phong Phú 2 và (3) WACC = 11%.

Việc được quỹ FTSE Vietnam Index thêm mới vào danh mục trong kỳ review quý III không tác động nhiều tới diễn biến cổ phiếu KDH khi cổ phiếu này vẫn chỉ giữ được đà tăng nhẹ trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu KDH tăng 1.250 đồng (+3,18%) từ mức giá 39.300 đồng/CP lên 40.550 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu PHP tiếp cận ngưỡng 40.5

đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20, MA50, dải mây Ichimoku; báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo RSI và MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 32.0, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 40.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 27.0.

Tuần qua, cổ phiếu PHP đã có những nhịp rung lắc khi leo lên vùng đỉnh sát ngưỡng 35.000 đồng/CP. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PHP giảm nhẹ 300 đồng (-0,9%) từ mức giá 33.200 đồng/CP xuống 32.900 đồng/CP.

Tin bài liên quan