Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các công ty chứng khoán không mấy thành công khi hầu hết các cổ phiếu được đưa ra khuyến nghị chỉ biến động trong biên độ hẹp. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu MSH với giá mục tiêu 85.600 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua, giá mục tiêu 85.600 đồng/CP đối với MSH với kỳ vọng kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng ấn tượng nhờ nhu cầu tăng mạnh, mở rộng công suất và khả năng đẩy mạnh thị trường xuất khẩu cùng cổ tức tiền mặt hấp dẫn.

Sau những phiên giảm khá mạnh liên tiếp trong tuần trước đó, cổ phiếu MSH đã có những nhịp hồi nhưng vẫn chưa thể bứt mạnh bởi ảnh hưởng của tâm lý thận trọng chung trên toàn thị trường. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày 12/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MSH tăng 1.700 đồng (+3,02%) từ mức giá 56.200 đồng/CP lên 57.900 đồng/CP. So với mức giá mục tiêu mà KBSV đưa ra là 85.600 đồng/CP thì thị giá hiện tại của MSH còn thấp hơn 32%.

* BSC khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu ACB tiếp cận ngưỡng giá 38.0

Chỉ báo MACD đang dần chuyển hướng sang hội tụ trong khi chỉ báo RSI đang báo hiệu nhịp hồi phục. Đường giá cổ phiếu nằm ngang dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng vẫn đang được kiểm tra.

Nhà đầu tư trung hạn có thể cân nhắc mở vị thế quanh ngưỡng giá 32.5 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng giá 38.0 Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 30.0.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã liên tiếp đón nhận những phiên điều chỉnh liên tiếp từ đầu tháng 7 và trong tuần qua cũng không ngoại trừ, dù đã xuất hiện những nhịp hồi nhẹ, điển hình là phiên 15/7.

Trong đó, cổ phiếu ACB cũng không nằm ngoài xu hướng chung khi tuần qua đã đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, trong đó phiên 12/7 giảm sàn. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ACB giảm 1.600 đồng (-4,55%) từ mức giá 35.200 đồng/CP xuống 33.600 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu GDT

Chúng tôi công bố báo cáo lần đầu cho CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (GDT) với khuyến nghị mua và tổng mức sinh lời dự phóng là 24,9%. GDT chủ yếu sản xuất và xuất khẩu đồ dùng nhà bếp, đồ gia dụng nhỏ và đồ chơi làm từ gỗ cao su.

Trái với khuyến nghị của VCSC, dù tuần qua Gỗ Đức Thành đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 với tổng doanh thu đạt 210 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ và tính đến đầu tháng 7 đã nhận được đơn hàng xuất khẩu với tổng giá trị hơn 14,5 triệu USD, thực hiện được 86% kế hoạch nhận đơn hàng cả năm, nhưng diễn biến cổ phiếu GDT không mấy tích cực.

Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GDT giảm 3.200 đồng (-5,55%) từ mức giá 57.700 đồng/CP xuống 54.500 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu VRE với giá mục tiêu 42.500 đồng/CP

Chúng tôi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF và cho rằng mức giá hợp lý đối với cổ phiếu VRE là 42.500 đồng/CP, tiếp tục duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VRE, mức tăng trưởng là 52% so với giá đóng cửa ngày 09/07/2021.

Sau tuần lao dốc mạnh trước đó, đà rơi của VRE đã chững lại và cổ phiếu này có những nhịp hồi nhẹ. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VRE giảm nhẹ 300 đồng (-1,07%) từ mức giá 28.000 đồng/CP xuống 27.700 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua cho DHC với giá mục tiêu 118.900 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho DHC với giá mục tiêu 118.900 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 23,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,0%, dựa theo giá đóng cửa phiên gần nhất của DHC.

Thông tin ngày 26/7 tới đây sẽ chốt quyền chia cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 5% bằng tiền mặt và 25% bằng cổ phiếu chưa đủ để giúp cổ phiếu DHC thoát khỏi xu hướng mất điểm chung của thị trường. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng, 1 phiên đứng giá ngày 13/7 và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DHC giảm 5.800 đồng (-5,65%) từ mức giá 102.600 đồng/CP xuống 96.800 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị khả quan cho VHC với giá mục tiêu 45.000 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan cho VHC với giá mục tiêu 45.000 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 17,6%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,6%, dựa theo giá đóng cửa phiên gần nhất của VHC.

Vừa qua, Vĩnh Hoàn đã công bố thông tin khá tích cực với doanh thu tháng 6 tăng 15% lên 713 tỷ đồng và xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh 77% - bù đắp cho châu Âu, Trung Quốc trước nguy cơ biến thể Covid-19 Delta, nhưng diễn biến cổ phiếu VHC vẫn chưa mấy khả quan với những phiên tăng giảm xen kẽ. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VHC giảm 850 đồng (-2,17%) từ mức giá 39.250 đồng/CP xuống 38.400 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu KBC tiếp cận ngưỡng giá 40

Chỉ báo MACD đang dần chuyển hướng sang tích cực trong khi chỉ báo RSI đang báo hiệu nhịp hồi phục từ kênh Bollinger dưới. Đường giá cổ phiếu nằm dưới dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn vẫn chưa hình thành.

Nhà đầu tư trung hạn có thể cân nhắc mở vị thế quanh ngưỡng giá 32.5 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng giá 40.0. Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 30.0.

Cổ phiếu KBC bớt tiêu cực so với tuần lao dốc mạnh trước đó khi có những nhịp hồi phục trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu KBC tăng nhẹ 500 đồng (+1,55%) từ mức giá 32.200 đồng/CP lên 32.700 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị khả quan cho DCM với giá mục tiêu là 19.400 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan cho DCM với giá mục tiêu là 19.400 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng là 26,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,0%). DCM đang giao dịch tại EV/EBITDA năm 2021 là 3,2 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Tuần qua, Đạm Cà Mau đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế ước đạt 411 tỷ đồng, tăng khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Thông tin tích cực này đã tiếp thêm sức mạnh giúp cổ phiếu DCM có những nhịp hồi sau tuần lao dốc trước đó.

Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng, trong đó phiên 13/7 tăng trần và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DCM tăng nhẹ 450 đồng (+2,64%) từ mức giá 17.050 đồng/CP lên 17.500 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua cho PHR với giá mục tiêu là 68.800 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua đối với PHR với giá mục tiêu 68.800 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời cổ phiếu dự kiến là 51,4%, bao gồm tỷ suất cổ tức là 8,3%.

Trái với khuyến nghị của VCSC, sau tuần lao dốc mạnh trước đó, cổ phiếu PHR vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm bởi nhận thêm thông tin không mấy tích cực từ việc công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2021 với lợi nhuận công ty mẹ đạt 58 tỷ đồng, giảm 85% so với cùng kỳ. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PHR giảm 1.300 đồng (-2,56%) từ mức giá 50.800 đồng/CP xuống 49.500 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua cho POW với giá mục tiêu 15.400 đồng/CP

Chúng tôi hiện đang co khuyến nghị mua và giá mục tiêu 15.400 đồng/CP cho POW, tương ứng tổng mức sinh lời của cổ phiếu là 54%, bao gồm lợi suất cổ tức 2%, dựa trên giá đóng cửa ngày 12/7.

Sau 2 tuần giảm đầu tháng 7 liên tiếp, cổ phiếu POW đã có những nhịp hồi trong tuần qua nhưng chỉ đủ để giúp cổ phiếu này lấy lại thăng bằng. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu POW giảm nhẹ 200 đồng (-1,85%) từ mức giá 10.800 đồng/CP xuống 10.600 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua cho TLG với giá mục tiêu là 47.000 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho TLG với giá mục tiêu là 47.000 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 36,1%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,6%.

Tuần qua, Thiên Long Group đã thông báo ngày 28/7 tới đây sẽ chốt quyền nhận cổ tức đợt 1/2021 với tỷ lệ 15%, tuy nhiên thông tin này không đủ mạnh để giúp cổ phiếu TLG bay cao trong bối cảnh thị trường chung thiếu động lực bứt phá. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên đứng giá và 1 phiên giảm ngày 12/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TLG tăng nhẹ 300 đồng (+0,8%) từ mức giá 37.300 đồng/CP lên 37.600 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu VPG nằm tại mức 42

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI đang ở trong vùng quá mua nên cổ phiếu có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VPG nằm tại khu vực xung quanh 35. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 42, cắt lỗ nếu ngưỡng 32.5 bị xuyên thủng.

Cổ phiếu VPG tiếp tục có thêm tuần đi ngược xu hướng chung của thị trường khá tốt và đang tiến sát giá mục tiêu mà BSC đưa ra. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày 6/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VPG tăng 1.850 đồng (+4,96%) từ mức giá 37.300 đồng/CP lên 39.150 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu VPI với giá mục tiêu 40.300 đồng/CP

Sau năm 2020 suy giảm về kết quả kinh doanh, chúng tôi dự báo VPI sẽ bước vào giai đoạn 2021-2022 với lợi nhuận tăng trưởng khả quan. Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VPI với giá mục tiêu là 40.300 đồng/CP, cao hơn 15% so với giá đóng cửa ngày 07/07/2021.

Cổ phiếu VPI tiếp tục giằng co và nhích nhẹ trên mức giá 35.000 đồng/CP. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VPI tăng nhẹ 400 đồng (+1,15%) từ mức giá 34.750 đồng/CP lên 35.150 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu ITD nằm tại mức 20.25

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI đang ở trong vùng quá mua nên cổ phiếu có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của ITD nằm tại khu vực xung quanh 17. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 20.25, cắt lỗ nếu ngưỡng 15.25 bị xuyên thủng.

Sau tuần lội ngược dòng tăng mạnh đầu tháng 7, cổ phiếu ITD đã rung lắc và quay đầu điều chỉnh nhẹ trong tuần qua. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ITD giảm nhẹ 200 đồng (-1,11%) từ mức giá 18.000 đồng/CP xuống 17.800 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua đối với CTR với giá mục tiêu 85.600 đồng/CP

Chúng tôi hiện đang duy trì khuyến nghị mua đối với CTR với giá mục tiêu 85.600 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời cổ phiếu dự kiến là 22,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 1,7%, dựa trên giá đóng cửa cuối cùng.

Mới đây, CTR đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 khá khả quan với doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt ước đạt 3.553 tỷ đồng và 193 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 32% và 56% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với thông tin trên, diễn biến cổ phiếu CTR cũng có tuần khởi sắc khi đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày 12/7. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTR tăng 4.500 đồng (+6,34%) từ mức giá 71.000 đồng/CP lên 75.500 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua đối với VHM với giá mục tiêu 135.000 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho VHM với giá mục tiêu là 135.000 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 21,3% (bao gồm lợi suất cổ tức 1,3%), dựa trên giá đóng cửa phiên hôm nay.

Cũng như phần lớn các mã bluechip, cổ phiếu VHM tiếp tục có thêm 1 tuần điều chỉnh. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày 14/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VHM giảm 3.500 đồng (-3,11%) từ mức giá 112.500 đồng/CP xuống 109.000 đồng/CP.

Tin bài liên quan