Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) Trong tuần giao dịch đầy biến động, nhiều cổ phiếu được đưa ra khuyến nghị đã có mức tăng vượt 15%. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* Theo BSC, cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu VPG tiệm cận ngưỡng giá 20.0

Chỉ báo MACD ủng hộ nhịp tăng giá trong khi chỉ báo RSI báo hiệu một nhịp tích lũy ngắn hạn từ 1-2 phiên. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.

Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 16.5 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng giá 20.0, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 15.5.

Không nằm ngoài dự báo của BSC, cổ phiếu VPG đã có tuần giao dịch khởi sắc cùng thanh khoản tích cực, với điểm nhấn là 2 phiên cuối tuần tăng kịch trần với khối lượng khớp lệnh trên 1-2 triệu đơn vị. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên điều chỉnh nhẹ ngày 15/12/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VPG tăng 2.350 đồng (+15,16%) từ mức giá 15.500 đồng/CP lên 17.850 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua MBB với giá mục tiêu là 28.900 đồng/CP

Lợi nhuận sau thuế năm 2020 dự kiến tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 8.331 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt 9.554 tỷ đồng, tăng trưởng 14,7%. Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MBB với giá mục tiêu là 28.900 đồng/CP.

Việc có thêm nhiều thành viên đang nước rút để được gia nhập thị trường đã khiến nhóm nhóm cổ phiếu ngân hàng trở nên đáng chú ý. Tuy nhiên, dòng bank tuần giao dịch khá phân hóa. Trong đó, cổ phiếu MBB đã có tuần giao dịch khởi sắc khi đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MBB tăng 1.600 đồng (+7,44%) từ mức giá 21.500 đồng/CP lên 23.100 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho CTG với giá mục tiêu 40.100 đồng/CP

Tổng quy mô của thương vụ bancasurrance hiện chưa được công bố. Trong báo cáo cập nhật ngày 17/11/2020 của chúng tôi, chúng tôi dự phóng tổng quy mô giá trị thương vụ này là 300 triệu USD. Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho CTG với giá mục tiêu 40.100 đồng/CP.

Trái với diễn biến cổ phiếu MBB, người anh em cùng ngành là CTG có tuần giao dịch khá giằng co. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTG giảm 150 đồng (-0,43%) từ mức giá 34.750 đồng/CP xuống 34.600 đồng/CP.

* Theo BSC, cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu PLP tiệm cận ngưỡng giá 12.0

Chỉ báo MACD ủng hộ nhịp tăng giá trong khi chỉ báo RSI báo hiệu một nhịp tích lũy ngắn hạn từ 1-2 phiên. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.

Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 8.5 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng giá 12.0, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 7.5.

Theo thông tin mới nhất tại PLP, ngày 28/12 tới đây Công ty sẽ chốt danh sách cổ đông để tổ chức ĐHCĐ bất thường năm 2021 bằng việc lấy ý kiến bằng văn bản để thông qua việc điều chỉnh một số ngành nghề kinh doanh. Diễn biến cổ phiếu PLP trong tuần qua đón nhận 3 phiên tăng, trong đó có 2 phiên tăng trần và 2 phiên giảm, tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu PLP tăng 1.260 đồng (+16,15%) từ mức giá 7.800 đồng/CP lên 9.060 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho FPT với giá mục tiêu 76.500 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho FPT với giá mục tiêu 76.500 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 38,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,5%, dựa theo giá đóng cửa phiên 14/12.

Mới đây, FPT đã công bố bản tin kết quả kinh doanh 11 tháng với doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt tăng trưởng 7,4% và 10% so với cùng kỳ, tương ứng đạt 24.533 tỷ đồng và 4.439 tỷ đồng, tuy nhiên diễn biến cổ phiếu FPT đã giằng co và quay đầu điều chỉnh nhẹ sau tuần tăng điểm trước đó. Cụ thể, với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên đứng giá ngày cuối tuần 11/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FPT giảm nhẹ 100 đồng (-0,18%) từ mức giá 57.000 đồng/CP xuống 56.900 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu POW

Kết quả kinh doanh sơ bộ quý 4/2020 của POW vượt kỳ vọng của chúng tôi, có thể đến từ: 1) đóng góp tiềm năng từ khoản thu chậm lãi tỷ giá, 2) khoản thanh toán cho sản lượng hợp đồng mà EVN không huy động, do các cơn bão lớn tại miền Trung trong tháng 10 và đầu tháng 11/2020. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu POW.

Với triển vọng sáng sủa trong quý IV/2020 diễn biến cổ phiếu POW trong tuần qua khá khởi sắc cùng thanh khoản vẫn giữ nhiệt sôi động với các phiên đều khớp hơn 10 triệu đơn vị, thậm chí phiên 17/12 khớp hơn 19 triệu đơn vị. Như vậy, với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày 15/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu POW tăng 350 đồng (+3%) từ mức giá 11.650 đồng/CP lên 12.000 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho PC1 với giá mục tiêu 24.200 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị phù hợp thị trường cho PC1 với giá mục tiêu 24.200 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 7,6%.

Đầu tuần qua, PC1 đã công bố nghị quyết HĐQT về việc góp 300 tỷ đồng vào CTCP Bất động sản CT2 thông qua việc mua cổ phần phát hành tăng vốn điều lệ, qua đó PC1 sẽ nắm giữ 49% vốn điều lệ tại công ty này. Thời gian thực hiện góp vốn từ tháng 12/2020 đến quý I/2021. Thông tin này không mấy tác động tới diễn biến cổ phiếu PC1 khi tuần qua cổ phiếu này đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PC1 tăng 300 đồng (+1,39%) từ mức giá 21.600 đồng/CP lên 21.900 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu LTG nằm tại mức 28.5

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Hôm nay, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo RSI đang ở trên giá trị 50 nên cổ phiếu có thể thiết lập xu hướng tăng ngắn hạn trong thời gian tới.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của LTG nằm tại khu vực xung quanh giá 25. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 28.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 24.5 bị xuyên thủng.

Cổ phiếu LTG đã có tuần giao dịch khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên đứng giá ngày 17/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu LTG tăng 2.600 đồng (+10,66%) từ mức giá 24.400 đồng/CP lên 27.000 đồng/CP. So với mức giá mục tiêu mà BSC đưa ra là 28.5, thì thị giá hiện tại của LTG còn thấp hơn 5,26%.

* Theo BSC, cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu KSB tiệm cận ngưỡng giá 35.0

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.

Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 29.0 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng giá 35.0, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 26.0.

Cũng như phần lớn các mã chứng khoán trên thị trường, cổ phiếu KSB tiếp tục mang lại niềm vui cho nhà đầu tư trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày 15/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu KSB tăng 1.350 đồng (+4,66%) từ mức giá 29.000 đồng/CP lên 30.350 đồng/CP.

* Theo BSC, cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu DBC tiệm cận ngưỡng giá 55.0

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.

Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 46.5 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng giá 55.0, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ 42.0.

Sau gần 2 tháng loanh quanh ở mức giá 42. – 43., cổ phiếu DBC đã có giao dịch bứt phá mạnh trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày 17/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DBC tăng 3.850 đồng (+8,34%) từ mức giá 46.150 đồng/CP lên 50.000 đồng/CP. So với mức giá mục tiêu mà BSC đưa ra là 55., thị giá hiện tại của DBC còn thấp hơn 9%.

* MBS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu NT2 với mục tiêu 27.300 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ với cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu 27.300 đồng/CP. Với khả năng duy trì tỷ suất cổ tức 8%-10%/năm trong bối cảnh lãi suất tiếp tục được hạ cùng với việc nhu cầu phụ tải điện được dự báo phục hồi mạnh trong năm 2021 và giá nhiên liệu đầu vào đang ở mức thấp, chúng tôi đánh giá tiềm năng của NT2 hấp dẫn trong trung và dài hạn.

Cổ phiếu NT2 tuần qua giằng co với những phiên tăng giảm nhẹ xen kẽ. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày đầu tuần 14/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NT2 tăng nhẹ 50 đồng (+0,21%) từ mức giá 23.600 đồng/CP lên 23.650 đồng/CP.

Tin bài liên quan