Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) Mặc dù không có sự bứt phá như tuần trước nhưng hầu hết các cổ phiếu được đưa ra khuyến nghị vẫn đã có tuần tăng điểm trong bối cảnh thị trường giao dịch khởi sắc.

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu VRE nằm tại mức 31

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái tích cực. Hôm nay 19/11, đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 đồng thời chỉ báo RSI cũng chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể thiết lập đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VRE nằm tại khu vực xung quanh giá 27.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 31, cắt lỗ nếu ngưỡng 27 bị xuyên thủng.

Mặc dù không được như kỳ vọng của BSC nhưng cổ phiếu VRE vẫn duy trì đà tăng điểm trong tuần khởi sắc vừa qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VRE tăng 450 đồng (+1,65%) từ mức giá 27.200 đồng/CP lên 27.650 đồng/CP. So với mức giá kỳ vọng mà BSC đưa ra là 31.000 đồng/Cp, thị giá hiện tại của VRE còn thấp hơn 10,8%.

* VCSC khuyến nghị khả quan cho ACB với giá mục tiêu 30.500 đồng/CP

Chúng tôi nâng dự phóng giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thêm 35,7% lên 30.500 đồng/CP nhưng duy trì khuyến nghị khả quan khi giá cổ phiếu đã tăng 39,8% trong 3 tháng qua.

Sàn HNX đã có tuần giao dịch khởi sắc nhờ công chính từ các cổ phiếu bluechip, đặc biệt là phiên tăng vọt ngày 17/11, đây cũng là phiên mang lại thành quả lớn cho nhà đầu tư ACB. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày đầu tuần 16/11 và 2 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ACB tăng 800 đồng (+3,02%) từ mức giá 26.200 đồng/CP lên 27.300 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu VCB nằm tại mức 96

Phiên cuối tuần ngày 13/11, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo RSI vẫn còn cách khá xa vùng quá mua nên cổ phiếu có thể thiết lập đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VCB nằm tại xung quanh giá 85.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 96, cắt lỗ nếu ngưỡng 84.5 bị xuyên thủng.

Trên sàn HOSE, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng góp công khá tích cực giúp VN-Index liên tục tăng điểm và xác lập mốc 990 điểm khi kết thúc tuần. Trong đó, cổ phiếu lớn VCB cũng có diễn biến khởi sắc khi đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày đầu tuần 16/11 và 1 phiên đứng giá ngày 18/11. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VCB tăng 5.600 đồng (+6,44%) từ mức giá 86.900 đồng/CP lên 92.500 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu CTG

Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 64% và nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu CTG của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam lên mua từ phù hợp thị trường khi chúng tôi (1) nâng dự phóng thu nhập ròng 2020-2024 thêm 22% và cập nhật mô hình định giá đến cuối 2021, (2) giả định chi phí vốn thấp hơn và (3) nâng tỷ lệ P/B mục tiêu lên 1,7 lần so với giả định trước đây.

Tương tự như người anh em VCB, cổ phiếu ngân hàng CTG cũng duy trì đà tăng nhẹ trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTG tăng 1.250 đồng (+3,91%) từ mức giá 31.950 đồng/CP lên 33.200 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu TCB nằm tại mức 25

Hôm nay 16/11, đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 đồng thời chỉ báo RSI cũng ở trên ngưỡng trung lập nên cổ phiếu có thể thiết lập đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của TCB nằm tại khu vực 22- 22.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 25, cắt lỗ nếu ngưỡng 21.5 bị xuyên thủng.

Cổ phiếu TCB vẫn duy trì đà tăng điểm dù có chút hạ nhiệt so với tuần giao dịch trước đó. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày đầu tuần 16/11 và 2 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TCB tăng 400 đồng (+1,74%) từ mức giá 23.000 đồng/CP lên 23.400 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu VGT nằm tại mức 11.2

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái tích cực. Hôm nay 18/11, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo RSI cũng chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VGT nằm tại khu vực xung quanh giá 9. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 11.2, cắt lỗ nếu ngưỡng 8.5 bị xuyên thủng.

Lực cầu hấp thụ mạnh đã giúp cổ phiếu VGT có những phiên tăng vọt cả về giá và thanh khoản trong tuần qua. Tuy nhiên, áp lực bán chốt lời gia tăng ở phiên cuối tuần đã phần nào hạ độ cao của VGT. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VGT tăng 900 đồng (+10,59%) từ mức giá 8.500 đồng/CP lên 9.400 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho NT2 với giá mục tiêu 26.200 đồng/CP

Chúng tôi duy trì giá mục tiêu 26.200 đồng/CP và khuyến nghị mua dành cho CTCP Nhiệt điện Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2).

Trái với khuyến nghị của VCSC, cổ phiếu NT2 tuần qua vẫn giao dịch khá lình xình quanh mốc tham chiếu và đã quay đầu điều chỉnh. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng nhẹ, 1 phiên giảm và 2 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NT2 giảm nhẹ 200 đồng (-0,86%) từ mức giá 23.200 đồng/CP xuống 23.000 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho PHR với giá mục tiêu 70.800 đồng/CP

Chúng tôi nâng khuyến nghị của CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) từ khả quan lên mua và nâng giá mục tiêu thêm 9,4% lên 70.800 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 22,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,5%.

Việc đưa ra kế hoạch kinh doanh quý IV khả quan với doanh thu công ty mẹ và lợi nhuận sau thuế dự kiến lần lượt đạt hơn 1.250 tỷ đồng và 382,8 tỷ đồng, bằng 50,84% và 41,72% kế hoạch năm, tiếp tục là động lực tăng cho cổ phiếu PHR. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày 16/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PHR tăng 3.200 đồng (+5,21%) từ mức giá 61.400 đồng/CP lên 64.600 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho DGW với giá mục tiêu 78.500 đồng/CP

Khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu 1 năm theo phương pháp DCF là 78.500 đồng/cp (Mức lợi nhuận tiềm năng 18,5%; bao gồm tỷ suất cổ tức 2,2%), định giá DGW ở mức P/E hợp lý năm 2021 là 10,6x.

Thông tin thị trường laptop quy mô hơn 10.000 tỷ đồng sẽ tiếp tục đem lại cơ hội tăng trưởng cho Digiworld, đã tiếp thêm sức mạnh giúp cổ phiếu DGW tăng vọt, đặc biệt trong phiên cuối tuần ngày 20/11. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DGW tăng 3.400 đồng (+5,04%) từ mức giá 67.500 đồng/CP lên 70.900 đồng/CP. So với mức giá kỳ vọng mà BVSC đưa ra là 78.500 đồng/CP, thị giá hiện tại của DGW còn thấp hơn 9,68%.

* MBS khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu BMP với giá mục tiêu 68.200 đồng/CP

Chúng tôi cho rằng cổ phiếu BMP hấp dẫn nhờ vị thế dẫn đầu thị trường, định giá hấp dẫn, khả năng sinh lời cao, vị thế tài chính mạnh và lợi suất cổ tức hấp dẫn. Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với mức giá mục tiêu 1 năm là 68.200 đồng/CP (mức lợi nhuận kỳ vọng là 29,3 %), định giá công ty ở mức P/E hợp lý là 10,5x.

Với những phân tích khả quan, không nằm ngoài dự báo của MBS, diễn biến cổ phiếu BMP tuần qua khá khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày 19/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BMP tăng 4.700 đồng (+8,59%) từ mức giá 54.700 đồng/CP lên 59.400 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho BWE với giá mục tiêu 31.600 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho BWE với giá mục tiêu 31.600 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 28%, bao gồm lợi suất cổ tức 5%.

Một trong những thông tin đáng quan tâm đối với BWE tuần qua chính là TSK Corp – tập đoàn chuyên xử lý nước tại Hàn Quốc đã hoàn tất việc mua 12 triệu cổ phiếu BWE và đã trở thành cổ đông lớn của Công ty. Thông tin này đã hỗ trợ tích cực giúp BWE có những nhịp tăng, sau những phiên đứng giá liên tiếp ở tuần thứ 2 của tháng 11.

Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BWE tăng 600 đồng (+2,34%) từ mức giá 25.600 đồng/CP lên 26.200 đồng/CP. So với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 31.600 đồng/CP, thị giá hiện tại của BWE còn thấp hơn 17%.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu FPT

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua và tăng giá mục tiêu thêm 31% khi cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2021 trong khi thay đổi phương thức định giá thành 100% phương thức tổng của từng phần (SoTP) so với tỷ lệ 80%/20% phương thức chiết khấu dòng tiền tự do(DCF)/SoTP trước đây. Chúng tôi cho rằng phương thức định giá điều chỉnh của chúng tôi là phù hợp hơn đối với cơ cấu doanh nghiệp đa ngành của CTCP FPT (FPT).

Cổ phiếu FPT vẫn duy trì đà tăng nhẹ trong tuần giao dịch vừa qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày 16/11 và 1 phiên đứng giá tham chiếu ngày 18/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FPT tăng 1.400 đồng (+2,6%) từ mức giá 53.800 đồng/CP lên 55.200 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PPC

Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 5% cho CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) nhưng giữ khuyến nghị mua nhờ lợi suất cổ tức ổn định và khả năng đánh giá lại khoản đầu tư vào HND và QTP.

Thông tin không mấy khả quan về kết quả kinh doanh quý III/2020 khi lợi nhuận giảm hơn một nửa cùng kỳ, đạt 90 tỷ đồng, khiến cổ phiếu PPC giao dịch khá giằng co với những phiên biến động lình xình. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu ngày 19/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PPC tăng nhẹ 100 đồng (+0,43%) từ mức giá 23.000 đồng/CP lên 23.100 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho TLG với giá mục tiêu 49.000 đồng/CP

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua dành cho CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG) trong khi nâng giá mục tiêu thêm 8% lên 49.000 đồng/CP chủ yếu do chúng tôi 1) cập nhật mô hình định giá chiết khấu dòng tiền, 2) áp dụng mức EPS dự phóng 2021 cao hơn trong định giá P/E và 3) nâng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số trung bình 2020-2024 thêm 2%.

Vừa qua, Thiên Long đã có thông báo chính thức về việc bán toàn bộ 1,5 triệu cổ phiếu quỹ cho người lao động với giá 10.000 đồng/CP và phần chênh lệch giá này sẽ được bù đắp từ nguồn thặng dư vốn cổ phần theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc soát xét gần nhất.

Diễn biến cổ phiếu TLG tuần qua giao dịch khởi sắc cả về giá và thanh khoản. Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TLG tăng 2.150 đồng (+6,08%) từ mức giá 35.350 đồng/CP lên 37.500 đồng/CP. Về thanh khoản, khối lượng khớp lệnh bình quân tuần qua đạt xấp xỉ 168.000 đơn vị/phiên, gấp 2,3 lần so với mức trung bình của tuần trước đó.

Tin bài liên quan