* BVSC khuyến nghị tích cực đối với BMP với giá mục tiêu 60.700 đồng/CP
chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM với cổ phiếu BMP cho giai đoạn đầu tư 6 tháng tới, với mức giá hợp lý là 60.700 đồng/cp.
Trái với khuyến nghị của BVSC, mặc dù BMP đã có phiên hồi mạnh vào cuối tuần 30/8 nhưng cũng không đủ để giúp cổ phiếu này lấy lại thăng bằng sau 4 phiên đầu tuần liên tiếp giảm. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BMP giảm nhẹ 700 đồng/Cp (-1,38%) từ mức 50.700 đồng/Cp xuống 50.000 đồng/Cp.
* Theo BSC, cổ phiếu VNM sẽ hồi phục và kiểm tra vùng 134-135
Chỉ báo RSI đang cho thấy xu hướng tích trong khi chỉ báo MACD mới chỉ cho thấy tín hiệu khởi đầu xu hướng tích cực. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây ichomoku, báo hiệu xu hướng tăng trong trung hạn đang hình thành. Như vậy, VNM sẽ hồi phục và kiểm tra lại vùng kháng cự cũ 134-135.
Vừa qua, Forbes Asia vừa công bố danh sách 200 công ty có doanh thu trên 1 tỉ USD tốt nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương với sự góp mặt của 7 tên tuổi lớn của Việt Nam, trong đó Vinamilk cũng đã được xứng tên. Bên cạnh kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt trong năm 2018, vừa qua, VNM cũng đã báo cáo kết quả quý II/2019 với doanh thu thu thuần đạt kỷ lục từ trước đến nay, vượt cả giai đoạn huy hoàng nhất của ngành sữa.
Tuy nhiên, những thông tin trên không tiếp sức giúp cổ phiếu VNM bật cao. Diễn biến tuần cuối cùng của tháng 8, cổ phiếu VNM giằng co với 2 phiên giảm, 2 phiên tăng và 1 phiên đứng giá ngày cuối tuần 30/8, tính chung cả tuần, cổ phiếu VNM không có biến động về giá và vẫn giữ nguyên tại mức 123.000 đồng/Cp.
* Theo BVSC, P/E của VEA khá hấp dẫn so với các công ty cùng ngành
BVSC duy trì đánh giá tích cực với triển vọng của VEA nhờ vào vị thế thống trị của Honda và xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ hơn sang xe tay ga thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận mảng xe máy cùng với triển vọng thị trường xe ô tô bùng nổ trong giai đoạn tới.
Sau những phiên giảm khá mạnh bởi thông tin không mấy tích cực từ việc Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại VEA và một số đơn vị thành viên, đồng thời khởi tố bị can đối với một số lãnh đạo và nguyên lãnh đạo cấp cao của VEA, cổ phiếu VEA đã có những phiên hồi phục và tìm lại mức giá 54.-55.
Trong tuần cuối tháng 8, cổ phiếu VEA đã đón nhận 1 phiên giảm ngày 29/8, 3 phiên tăng và 1 phiên đứng giá ngày cuối tuần 30/8, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VEA tăng 1.000 đồng/Cp (+1,85%) từ mức 54.200 đồng/Cp lên 55.200 đồng/Cp.
* BVSC khuyến nghị tích cực đối với MSH với giá mục tiêu 76.100 đồng/CP
BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu MSH của Công ty cổ phần May Sông Hồng cùng mức giá trị hợp lý là 76.100 VND/CP, tương đương P/E dự báo 2019 là 10x và tỷ suất lợi nhuận là 26% so với giá đóng cửa ngày 26/8/2019 là 60.200VND/CP.
Trái với khuyến nghị tích cực của BVSC, cổ phiếu MSH đã liên tiếp điều chỉnh trong 3 phiên đầu tuần và chỉ hồi nhẹ ở 2 phiên cuối tuần. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MSH giảm 2.700 đồng/Cp (-4,45%) từ mức 60.700 đồng/Cp xuống 58.000 đồng/Cp.
* VCSC và KBSV khuyến nghị mua dành cho PVT
VCSC giữ giá mục tiêu và khuyến nghị mua dành cho Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT). Chúng tôi vẫn lạc quan về triển vọng của công ty với hợp đồng vận chuyển ổn định hiện nay với Nhà máy lọc dầu Bình Sơn, nhu cậu vận chuyển của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cao, và nhu cầu vận chuyển LPG và than đang gia tăng.
Bên cạnh đó, với triển tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận gộp ở hầu hết các mảng kinh doanh ngoại trừ mảng FSO, động lực tăng trưởng đến từ nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng như kì vọng tích cực từ diễn biến thoái vốn, KBSV đánh giá PVT có triển vọng tích cực trong trung dài hạn.
Mặc dù được đánh giá tương lai khá sáng, nhưng diễn biến cổ phiếu PVT trong tuần vừa qua không mấy tích cực khi có những phiên giảm khá mạnh. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên giảm và duy nhất 1 phiên tăng ngày 27/8, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVT giảm 1.100 đồng/Cp (-6,01%) từ mức 18.300 đồng/Cp xuống 17.200 đồng/Cp.
* VCSC khuyến nghị khả quan dành cho TPB với giá mục tiêu 27.000 đồng/CP
Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu dành cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) thêm 3,1% lên 27.000VND/cổ phiếu và nâng khuyến nghị dành cho cổ phiếu này từ phù hợp thị trường lên khả quan. Lý do chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu là điều chỉnh tăng lợi nhuận 2019, 2020 và 2021 thêm lần lượt 8,3%, 13,3%, 8,9% và điều chỉnh thời gian dự báo sang giữa năm 2020 trong khi giữ nguyên P/B mục tiêu 2019 tại mức 1,6 lần.
Nhóm cổ phiếu tài chính trong tuần qua có mức giảm nhẹ 0,6%, trong đó ngành ngân hàng có sự phân hóa, bên cạnh một số mã lớn như VCB, TCB, CTG giảm, thì vẫn có những mã giao dịch khởi sắc như BID, TPB. Trong đó, cổ phiếu TPB đã đón nhận 4 phiên tăng và chỉ 1 phiên giảm nhẹ ngày đầu tuần 26/8. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TPB tăng 650 đồng/Cp (+2,88%) từ mức 22.600 đồng/Cp lên 23.250 đồng/Cp. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 27.000 đồng/CP, giá hiện tại của cổ phiếu TPB còn thấp hơn 13,89%.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho DXG với giá mục tiêu 25.300 đồng/CP
Chúng tôi chưa ghi nhận dự án này trong mô hình định giá của chúng tôi. Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị MUA dành cho DXG với giá mục tiêu 25.300 đồng/CP (tương ứng với tổng mức sinh lời 76,9%). Theo giá đóng cửa hôm nay, DXG hiện đang giao dịch với P/E 5,2 lần và P/B 1,0 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.
Vừa qua, Chủ tịch Công ty Lương Trí Thìn đã đăng ký mua thêm hơn 41 triệu quyền mua cổ phiếu phát hành thêm của Đất Xanh Group, giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận ngày 3/9. Qua đó, ông Thìn sẽ nâng số lượng quyền mua lên hơn 73,5 triệu quyền mua dự kiến có, tương ứng sẽ được mua thêm khoảng 18,38 triệu cổ phiếu mới.
Diễn biến cổ phiếu DXG tuần qua khá tích cực khi đón nhận 5 phiên tăng liên tiếp, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DXG tăng 1.750 đồng/Cp (+12,73%) từ mức 13.750 đồng/Cp lên 15.500 đồng/Cp. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 25.300 đồng/CP, giá hiện tại của DXG còn cách khá xa, hơn 38,74%.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho NLG với giá mục tiêu 56.000 đồng/CP
Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị MUA dành cho NLG với giá mục tiêu 56.000VND/cổ phiếu (tổng mức sinh lời 88%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,6%). Tại giá đóng cửa phiên hôm nay, NLG hiện đang giao dịch tại P/E 2019 là 7,4 lần và P/B là 1,3 lần theo dự báo của chúng tôi.
Trái với khuyến nghị của VCSC, với việc đón nhận 3 phiên giảm, 1 phiên tăng ngày 28/8 và 1 phiên đứng giá ngày 30/8, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NLG giảm 650 đồng/Cp (-2,1%) từ mức 30.850 đồng/Cp xuống 30.200 đồng/Cp.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho PPC với giá mục tiêu 27.300 đồng/CP
Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 27.300 VND/cổ phiếu dành cho PPC (tổng mức sinh lời 15,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 10,4%).
Sau quyết định miễn nhiệm ông Phạm Văn Như thôi giữ chức vụ Tổng giám đốc Công ty từ ngày 1/9 vì nghỉ hưu theo chế độ, PPC đã quyết định giao ông Nguyễn Văn Quyên, Ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của Tổng giám đốc Công ty từ ngày 1/9 đến khi có quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty. Tuy nhiên, diễn biến cổ phiếu PPC tuần qua không được như kỳ vọng.
Thống kê với việc đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên tăng nhẹ duy nhất ngày 30/8, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PPC giảm 1.550 đồng/Cp (-5,84%) từ mức 26.550 đồng/Cp xuống 25.000 đồng/Cp.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho VHC
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị MUA dành cho VHC với tổng mức sinh lời dự phóng 36,0%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,0%, dựa theo giá đóng cửa hôm nay.
Một số mã trong nhóm cổ phiếu thủy sản tuần qua đã có những phiên giao dịch tăng vọt, tuy nhiên VHC lại có diễn biến không mấy khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm khá mạnh, 2 phiên tăng và 1 phiên đứng giá ngày 29/8, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VHC giảm 2.600 đồng/Cp (-3,14%) từ mức 82.800 đồng/Cp xuống 80.200 đồng/Cp.
* MBS khuyến nghị mua PVS với giá mục tiêu 26.500 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 12 tháng 26.500 đồng dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward 11 lần (theo EPS dự phóng 2019 khoảng 2.406 đồng).
Trái với khuyến nghị của MBS, với việc đón nhận 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tính chung tuần qua, giá cổ phiếu PVS giảm nhẹ 200 đồng/Cp (-0,95%) từ mức 21.000 đồng/Cp xuống 20.800 đồng/Cp. So với mức giá mục tiêu mà MBS đưa ra là 26.500 đồng/CP, giá hiện tại của PVS còn thấp hơn 21,5%.
* BVSC khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu IJC
Chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM với cổ phiếu IJC cho mục tiêu đầu tư trung hạn. Mặc dù vậy, giá cổ phiếu IJC có nhịp tăng nhanh khoảng 50% trong 2 tháng vừa qua nên rủi ro điều chỉnh là hiện hữu. Do đó, một sự điều chỉnh là điều cần thiết và đây là cơ hội để nhà đầu tư tích lũy với lợi nhuận kỳ vọng 35-40% với thời gian nắm giữ khoảng 6 – 12 tháng.
Diễn biến cổ phiếu IJC tuần qua khá giằng co với những phiên tăng giảm xen kẽ. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu IJC tăng nhẹ 200 đồng/Cp (+1,36%) từ mức 14.750 đồng/Cp lên 14.950 đồng/Cp.
* KIS khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu PC1
Chúng tôi định giá cổ phiếu PC1 ở mức 23,900 đồng vào cuối năm 2019, tổng lợi nhuận dự kiến là 33,9% và khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu này.
Trái với khuyến nghị của KIS, sau tuần giao dịch khởi sắc trước đó, cổ phiếu PC1 đã chịu áp lực bán chốt lời và có những phiên điều chỉnh, tuy nhiên, phiên tăng khá mạnh ngày cuối tuần (30/8) đã giúp cổ phiếu này lấy lại thăng bằng. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PC1 chỉ giảm 50 đồng/Cp (-0,28%) từ mức 18.150 đồng/Cp xuống 18.100 đồng/Cp.