Phát biểu của Chủ tịch FED Bernanke giúp giới đầu tư phấn chấn hơn - Ảnh: Reuters

Phát biểu của Chủ tịch FED Bernanke giúp giới đầu tư phấn chấn hơn - Ảnh: Reuters

Điểm tin quốc tế sáng 18/7

(ĐTCK) Phố Wall tăng điểm sau khi Chủ tịch FED Bernanke cho biết, các nhà hoạt định chính sách có thể sẽ xem xét các biện pháp kích thích tinh tế.

 

FED xem xét gói QE3: Trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Bernanke cho biết, các nhà hoạch định chính sách sẽ xem xét một loạt công cụ để tiếp tục kích thích tăng trưởng nếu thị trường lao động không được cải thiện hoặc nếu rủi ro giảm phát.

 

Chứng khoán Mỹ tăng điểm: Phát biểu của Chủ tịch FED giúp chứng khoán Mỹ đảo chiều tăng điểm trong phiên 17/7. Kết thúc phên, chỉ số Dow Jones tăng 78,33 điểm (+0,62%), lên 12.805,54 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 10,03 điểm (+0,74%), lên 1.363,67 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 13,10 điểm (+0,45%), lên 2.910,04 điểm.

 

Chứng khoán châu Âu giảm về cuối phiên: dù tăng mạnh đầu phiên, nhưng đã quay đầu giảm điểm vào cuối phiên. Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/7, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 33,34 điểm (-0,59%), xuống 5.629,09 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 11,92 điểm (+0,18%), lên 6.577,64 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 2,93 điểm (-0,09%), lên 3.176,97 điểm.

 

Chứng khoán châu Á tiếp tục có phiên tăng điểm: Sau phiên tăng nhẹ đầu tuần, chứng khoán châu Á tiếp tục có phiên tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 17/7. Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 30,88 điểm (+0,35%), lên 8.755,00 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 327,23 điểm (+1,71%), lên 19.448,57 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc tăng 13,23 điểm (+0,62%), lên 2.161,19 điểm.

 

Đồng euro phục hồi so với USD: Lời điều trần của Bernanke trước Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện về khả năng có gói kích thích kinh tế QE3 giúp đồng euro phục hồi nhẹ sau chuỗi giảm liên tiếp so với đông USD. Đồng euro tăng 0,2% lên 1 euro “ăn” 1,2295 USD. Giới phân tích kỳ vọng, đồng euro sẽ sớm đạt mức cao nhất tuần 1 euro đổi 1,2315 USD ngay sau khi việc báo cáo cuộc khảo sát ZEW của Đức cho kết quả không phải là yếu như một số người lo ngại.

 

USD giảm: Chỉ số đồng USD so với rổ 6 loại tiền tệ giảm 0,1%, xuống 82,993. Tuy nhiên, đồng USD lại tăng 0,3% so với đồng yên lên 79,10 yên, một ngày sau khi giảm về mức thấp nhất một tháng, sau khi Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nói đồng yên tăng không phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản của Nhật Bản và gợi ý rằng Chính phủ Nhật Bản đang chuẩn bị can thiệp để ngăn chặn đà tăng quá mạnh của đồng yên.

 

Dầu thô tăng giá: Giá dầu Brent tương lai tăng 63 cent cho mỗi thùng, lên 104,00 USD/thùng. Giá dầu thô tại Mỹ kết thúc tăng 79 cent, lên 89,22 USD/thùng.

 

Giá vàng giảm: Giá vàng giao ngay tại sàn New York giảm 4,7 USD/ounce, xuống 1.583,9 USD/ounce. Giá vàng tương lai trên sàn Comex giảm 6,2 USD/ounce, chốt phiên tại 1.582,4 USD/ounce.

Tây Ban Nha huy động 3,56 tỷ euro (4,36 tỷ USD) của khoản nợ ngắn hạn với chi phí nợ giảm so với cách đây một tháng, mặc dù vẫn còn ở mức cao. Tuy nhiên, quốc gia này sẽ phải đối mặt với một bài kiểm tra khó khăn hơn vào thứ Năm khi họ gọi thầu 3 tỷ euro trái phiếu trung và dài hạn khi lãi suất trái phiếu 10 năm của Tây Ban Nha gần mức 7%, mức được xem là không bền vững tài chính của một quốc gia.