Giới đầu tư Phố Wall thận trọng chờ đợi quyết định chính thức từ FED - Ảnh: Reuters

Giới đầu tư Phố Wall thận trọng chờ đợi quyết định chính thức từ FED - Ảnh: Reuters

Điểm tin quốc tế nổi bật sáng 5/6

(ĐTCK) Phố Wall đi ngược xu hướng chung của chứng khoán toàn cầu khi NĐT thận trọng trước khi dữ liệu việc làm được công bố và quyết định chính thức từ FED.

Phố Wall mất điểm: Chứng khoán Mỹ đi ngược lại xu hướng của chứng khoán thế giới trong phiên 4/6, bởi giới đầu tư lo ngại không biết khi nào FED sẽ giảm hoặc chấm dứt gói kích thích kinh tế.

Các nhà đầu tư cũng tỏ ra thận trọng trước khi số liệu về bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào thứ Sáu tới đây. Đây chính là một yếu tố quan trọng để FED đưa ra quyết định duy trì hay chấm dứt gói kích thích kinh tế.

Cụ thể, kết thúc phiên 4/6, chỉ số Dow Jones giảm 76,49 điểm (-0,5%), xuống 15.177,54 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,04 điểm (-0,55%), xuống 1.631,38 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 20,11 điểm (-0,58%), xuống 3.445,26 điểm.

Chứng khoán châu Âu tăng trở lại: Dù chịu tác động bởi sự leo thang căng thẳng cuộc biểu tình tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng các thị trường chứng khoán chính của châu Âu vẫn tăng điểm trở lại khi giới đầu tư kỳ vọng, cuộc họp sắp tới của Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ đưa ra quyết định cắt giảm tiếp lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế của khu vực. Cụ thể, kết thúc phiên 4/6, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 33,46 điểm (+0,51%), lên 6.558,58 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 10,16 điểm (+0,12%), lên 8.295,96 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 5,16 điểm (+0,13%), lên 3.925,83 điểm.

Chứng khoán châu Á tăng điểm: Sau thời gian giảm sâu, mất tới hơn 14%, khiến vốn hóa chứng khoán Nhật Bản đã mất 400 tỷ đồng. Trong đó, phiên 3/6, chứng khoán Nhật Bản mất gần 4% do lo ngại đồng yên tăng giá. Trước sự sụt giảm mạnh của chứng khoán, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề nghị các quỹ hưu trí vào cuộc. Với thông tin trên, cùng với việc đồng yên giảm giá trở lại so với đồng USD, chứng khoán Nhật Bản đã bật tăng trở lại hơn 2% trong phiên 4/6. Trong khi đó, dữ liệu kinh tế Trung Quốc không khả quan khiến chứng khoán Hồng Kông đứng im và đặc biệt là chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh. Cụ thể, kết thúc phiên 4/6, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 271,94 (+2,05%), lên 13.533,76 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 3,33 điểm (+0,01%), lên 22.285,52 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 26,84 điểm (-1,17%), xuống 2.272,42 điểm.

Giá vàng lại mất mốc 1.400 USD: Giá vàng liên tiếp lặp lại điệp khúc 1 phiên giảm, một phiên tăng. Mốc 1.400 USD được lấy làm mốc để kim loại quý này vượt lại lại quay xuống. Sau khi tăng mạnh, vượt qua mốc tâm lý này, giá vàng đã giảm trở lại trong phiên 4/6 và rời mốc 1.400 USD. Kết thúc phiên 4/6, giá vàng giao ngay trên sàn New York giảm 12,7 USD (-0,90%), xuống 1.399,2 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex giảm 14,6 USD/ounce (-1,03%), xuống 1.397,1 USD/ounce.

Giá dầu tiếp tục tăng: Cũng như giá vàng, giá dầu cũng tăng trở lại khi đồng USD giảm giá, bất chấp dữ liệu kinh tế kém khả quan. Kết thúc ngày 4/6, giá dầu Brent tăng 1,18 USD (+1,16%), lên 103,13 USD/ounce. Giá dầu thô tại thị trường NewYork giảm nhẹ 0,14 USD, xuống 93,31 USD/thùng.