Dow Jones đang hướng đến kỷ lục 9 tuần tăng liên tiếp của giai đoạn 11/2004 đến 1/2004 - Ảnh: Reuters

Dow Jones đang hướng đến kỷ lục 9 tuần tăng liên tiếp của giai đoạn 11/2004 đến 1/2004 - Ảnh: Reuters

Điểm tin quốc tế nổi bật sáng 30/11

(ĐTCK) Nasdaq tiếp tục thiếp lập đỉnh cao 13 năm nhờ cổ phiếu công nghệ, trong khi dù giảm nhẹ phiên cuối tuần, nhưng Dow Jones vẫn có tuần tăng điểm thứ 8 liên tiếp.

Nasdaq thiết lập mốc mới: Giao dịch trở lại sau ngày nghỉ Lễ Tạ ơn, chứng khoán Mỹ chỉ giao dịch đến 13h của phiên cuối tuần. Trong phiên này, các chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng rất tốt trong phiên sáng. Tuy nhiên, ngay khi bước vào chiều chiều và cũng là thời điểm kết thúc phiên cuối tuần, Dow Jones và S%P lại lao mạnh xuống dưới tham chiếu, trong khi Nasdaq vẫn duy trì được đà tăng và tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới của 13 năm.

Chỉ số Nasdaq duy trì được phong độ nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu công nghệ khi các bluechip như Apple, Microsoft, Amazon đều tăng từ 1,4 đến 1,9%.

Ngoài cổ phiếu công nghệ, cổ phiếu bán lẻ cũng được chú ý khi bắt đầu bước vào mùa bán lẻ từ ngày Lễ Tạ ơn. Tuy nhiên, các cửa hàng bán lẻ phải dùng đến chính sách giảm giá sốc thì mới thu hút được người mua, nhưng sức mua vẫn còn dè dặt.

Kết thúc phiên 29/11, Dow Jones giảm 10,92 điểm (-0,07%, xuống 16.086,41 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,42 điểm (-0,08%), xuống 1.805,81 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 15,14 điểm (+0,37%), lên 4.059,89 điểm.

Dù giảm nhẹ phiên cuối tuần, nhưng chỉ số Dow Jones có phiên tăng thứ 8 liên tiếp, đang kém giai đoạn kỷ lục 9 tuần liên tiếp từ 11/2003 đến 1/2004 đúng 1 tuần.

Tuần tới thị trường chứng khoán Mỹ sẽ có nhiều thông tin tác động khi các dữ liệu quan trọng sẽ được công bố.

Vào thứ Sau tuần sau, bảng lương phi nông nghiệp tháng 11 sẽ được công bố. Trước đó, thứ Tư là báo cáo số liệu việc làm trong lĩnh vực tư nhân và thứ Năm là số liệu trợ cấp thất nghiệp. Đây chính là cơ sở để Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định chính sách tiền tệ của mình.

Theo một cuộc khảo sát của Reuters, các nhà kinh tế kỳ vọng, nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 185.000 việc làm trong tháng 11, giảm từ 204.000 trong tháng 10.

Các chỉ số kinh tế khác được công bố trong tuần tới là Viện Quản lý dữ liệu sẽ công bố chỉ số sản xuất ISM vào thứ Hai và chỉ số dịch vụ hôm thứ Tư. Doanh số bán xe vào thứ Ba , tiếp theo đơn đặt hàng nhà máy của Mỹ vào thứ Năm. Cũng trong thứ Sáu, Thomson Reuters và Đại họ Michigan công bố chỉ số niềm tin.

Chứng khoán châu Âu trái chiều: Dù giao dịch phần lớn thời gian của phiên cuối tuần trên mốc tham chiếu, nhưng khi chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm nhẹ, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng chịu ảnh hưởng và giảm trở lại trong những phút cuối phiên, chỉ còn chứng khoán Đức duy trì sắc xanh.

Kết thúc phiên 29/11, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 3,90 điểm (-0,06%), xuống 6.650,57 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 17,93 điểm (+0,19%), lên 9.405,30 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 7,21 điểm (-0,17%), xuống 4.295,21 điểm.

Chứng khoán châu Á tăng nhẹ: Chứng khoán Nhật Bản nhanh chóng hạ nhiệt sau phiên tăng mạnh ngày thứ Năm, trong khi chứng khoán Hồng Kông phục hồi và chứng khoán Trung Quốc tiếp tục đà tăng của mình.

Kết thúc phiên 29/11, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 65,25 điểm (-0,41%), xuống 15.661,87 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 92,20 điểm (+0,39%), lên 23.881,29 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tăng 1,13 điểm (+0,05%), lên 2.220,50 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng: Dù thị trường Mỹ kết thúc phiên cuối tuần lúc 13h ngày thứ Sáu, nhưng giá vàng cũng đủ để ghi nhận phiên tăng thứ 2 liên tiếp của mình với mức tăng đúng bằng phiên thứ Năm.

Kết thúc phiên 29/11, giá vàng giao ngay trên sàn New York tăng 7 USD/ounce (+0,56%), lên 1.252,00 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 12 vẫn đứng yên ở mức 1.237,8 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 2/2014 cũng đứng yên ở mức 1.237,9 USD/ounce.

Giá dầu tiếp tục tăng nhẹ: Giá dầu tăng khá mạnh trong phiên cuối tuần khi một vụ nổ kho dầu của quân Lybia, làm lo ngại gián đoạn nguồn cung.

Kết thúc phiên 29/11, giá dầu thô tại thị trường New York tăng 0,93 USD (+1,01%), lên 93,23 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giảm 1,62 USD (-1,48%), xuống 109,69 USD/thùng.