Giới đầu tư đang đặt cược vào các giải pháp kích thích kinh tế của các ngân hàng trung ương - Ảnh: Reuters

Giới đầu tư đang đặt cược vào các giải pháp kích thích kinh tế của các ngân hàng trung ương - Ảnh: Reuters

Điểm tin quốc tế nổi bật sáng 16/5

(ĐTCK) Dù dữ liệu kinh tế kém khả quan, nhưng Phố Wall vẫn tăng khi NĐT kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ có tiếp tục chính sách kích thích kinh tế.

Phố Wall tiếp tục tăng: Theo dữ liệu được công bố hôm thứ Tư, giá sản xuất của Mỹ trong tháng 4 giảm mạnh nhất trong 3 năm và sản lượng sản xuất của các nhà máy cũng giảm mạnh hơn dự kiến. Dữ liệu yếu này khiến giới đầu tư kỳ vọng FED sẽ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ và gói định lượng QE3 và hỗ trợ cho chứng khoán tiếp tục tăng điểm. . Chỉ số S&P 500 và Dow Jone tiếp tục thiết lập mốc cao lịch sử mới, trong khi chỉ số Nasdaq cũng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/200.

Cụ thể, kết thúc phiên 15/5, chỉ số Dow Jones tăng 60,44 điểm (+0,40%), lên 15.275,69 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,44 điểm (+0,51%), lên 1.658,78 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 9,01 điểm (+0,26%), lên 3.471,62 điểm.

Trong khi đó, các chính sách nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương giúp các đồng tiền giảm mạnh so với đồng USD. Đồng USD vẫn dao động ở mức cao nhất 4 năm rưỡi so với đồng yên Nhật và chỉ số USD duy trì ở mức cao nhất kể từ tháng 7/2012.

Chứng khoán châu Âu duy trì đà tăng: Kinh tế châu Âu có dấu hiệu tiêu cực trở lại, trong đó, kinh tế Pháp đối mặt với suy thoái trở lại do tiêu dùng nội địa sụt giảm. Ngoài ra, thất nghiệp ở Pháp và Tây Ban Nha cũng tăng mạnh. Dù dữ liệu kinh tế yếu kém, nhưng chứng khoán châu Âu vẫn duy trì đà tăng trong phiên 15/5. Chứng khoán tăng khi giới đầu tư kỳ vọng, các dữ liệu kinh tế yếu sẽ khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ xem xét giảm tiếp lãi suất và tung gói hỗ trợ kích thích kinh tế. Cụ thể, kết thúc phiên 15/5, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 7,49 điểm (+0,11%), lên 6.693,55 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 23,31 điểm (+0,28%), lên 8.362,42 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 16,17 điểm (+0,41%), lên 3.982,23 điểm.

Chứng khoán châu Á tăng mạnh: Phiên tăng mạnh trước đó của chứng khoán Âu, Mỹ, cùng ảnh hưởng từ việc đồng yên yếu, chứng khoán châu Á, đặc biệt là chứng khoán Nhật Bản đã tăng mạnh trong phiên 15/5, giúp chỉ số Nekkei 225 vượt qua mốc 15.000 điểm. Chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh còn nhờ ảnh hưởng từ chính sách nới lỏng tiền tệ và gói hỗ trợ kinh tế 1.400 tỷ USD của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đưa ra trước đó. Kết thúc phiên 14/5, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 337,61 điểm (+2,29%), lên 15.096,03 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 113,96 điểm (+0,50%), lên 23.044,24 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 7,79 điểm (+0,35%), lên 2.224,80 điểm.

Giá vàng lao dốc: Đồng USD tăng mạnh đã khiến giá lao dốc trong phiên 15/5, xuống dưới mốc 1.400 USD/ounce và đây là phiên giảm thứ 5 liên tiếp của kim loại quý này. Kết thúc phiên 15/5, giá vàng giao ngay trên sàn New York giảm 35,4 USD (-2,48%), xuống 1.392,8 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex giảm 28,3 USD (-1,99%), xuống 1.396,2 USD/ounce.

Giá dầu tăng trở lại: Dù dữ liệu kinh tế yếu kém, nhưng giới đầu tư kỳ vọng nhu cầu sử dụng dầu sẽ tăng lên trong tương lai khi các ngân hàng trung ương đồng loạt đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế. Kết thúc ngày 15/5, giá dầu Brent tăng 1,08 USD (+1,05%), lên 103,68 USD/ounce. Giá dầu thô tại thị trường NewYork tăng 0,17 USD (+0,18%), lên 94,39 USD/thùng.