Tiến vào Việt Nam
Thương vụ được thực hiện thông qua công ty thành viên của VinaCapital Singapore là VCG Partners Pte Lt. Smartly, mở phát triển sang các thị trường mới và trở thành nền tảng quản lý tài sản kỹ thuật số hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.
Theo ông Jason Ng, Giám đốc điều hành VCG, Smartly là một bước đi tiên phong trong dịch vụ robo advisor ở Singapore và kỳ vọng tiếp tục phát triển để mở rộng sang các thị trường Đông Nam Á khác, khi môi trường pháp lý của họ cho phép.
Chẳng hạn tại Việt Nam, luật pháp hiện hành không đề cập các dịch vụ robo advisor, tạo ra rủi ro đáng kể cho các nhà đầu tư chọn đầu tư với một số công ty mới khởi nghiệp trên thị trường cung cấp dịch vụ này. Trong khi thị trường Việt Nam rất tiềm năng, nhu cầu được hướng dẫn đầu tư, tư vấn tài chính rất lớn, nhưng thiếu chuyên gia tư vấn tài chính giỏi.
Smartly được thành lập vào năm 2015 bởi Keir Veskivali, Artur Luhaaar và Kentwell Kwok - hai trong số này là người Estonia và một người Singapore.
Hai năm trước, Smartly bắt đầu thảo luận với VCG Partners để cùng phối hợp tạo nên một nền tảng đầu tư. Năm 2017, Smartly chính thức hiện diện trên thị trường. Smartly sử dụng các thuật toán thông minh để giúp việc đầu tư được đơn giản và dễ tiếp cận hơn với số đông. Các nhà đầu tư chỉ cần hoàn thành một bảng câu hỏi để đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro, tình hình tài chính và mục tiêu của họ.
Robo advisor dựa vào dữ liệu đó để đề xuất một danh mục đầu tư được tạo thành từ danh sách các quỹ giao dịch (ETF). Các thuật toán sau đó sẽ cân bằng lại danh mục đầu tư theo định kỳ và tính toán phù hợp với sự thay đổi của kinh tế thế giới.
Cuộc đua đốt tiền
Hiện ở những thị trường tài chính phát triển, robo advisor là nhánh thu hút nhiều sự quan tâm nhất trong lĩnh vực fintech. Những đổi mới này trong công nghệ đầu tư đang tạo ra một cuộc đua khốc liệt giữa các công ty khởi nghiệp, các nhà môi giới, các công ty quản lý tài sản và các công ty bảo hiểm.
Theo thống kê của Hãng nghiên cứu Statista (Đức), các dịch vụ robo advisor quản lý hơn 980 tỷ USD tài sản trên toàn thế giới, với dự báo tăng trưởng khoảng 27%/năm từ năm 2019 - 2023. Các thị trường như Singapore và các quốc gia khác ở Đông Nam Á, với dân số bản địa lớn, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao và sự giàu có ngày càng tăng, đã sẵn sàng cho các nền tảng đầu tư có robo advisor.
Các robo advisor đang giành giật thị phần khi đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trẻ, hiểu biết về kỹ thuật số hoặc những người muốn bảo mật và kiểm soát danh mục đầu tư của họ.
Không chỉ thế hệ trẻ hào hứng với các công cụ đầu tư kỹ thuật số này. Nghiên cứu của E*Trade Streetwise trong quý II/2019 cho thấy, trong 3 nhóm tuổi 25-34, 35-55 và 55+, phần lớn đều thích kết hợp robo advisor hoặc một công cụ kỹ thuật số với tư vấn cá nhân ở mức độ nào đó.
Điều này cho thấy, thế hệ nhà đầu tư trẻ sẽ âm thầm giúp các công ty ứng dụng robo advisor đánh chiếm thị phần môi giới và tư vấn tài chính truyền thống.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của các công ty ứng dụng robo advisor là có quá nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực này, khiến cạnh tranh rất gay gắt. Đây là một cuộc đua đốt tiền, nhưng nhiều công ty không thể không tham gia.
Ngoài các công ty môi giới trực tuyến, các công ty bảo hiểm và các công ty quản lý tài sản rất quan tâm đến robo advisor và đang tích cực chuyển sang xây dựng, thâu tóm hoặc hợp tác với các công nghệ robo.
Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng, khi công nghệ tài chính (fintech) bùng nổ trong ngành tài chính - ngân hàng, thì các tổ chức tài chính truyền thống cần cân nhắc những tác động đến hoạt động kinh doanh khi tham gia xây dựng hoặc hợp tác với robo advisor.
Đối với những tổ chức có cơ sở có tài sản đang quản lý (Assets Under Management - AUM) với lượng lớn mà đang phân bổ vào quỹ đầu cơ, quỹ ETFs và các quỹ phòng hộ, nếu chuyển sang mô hình tư vấn robo và tính phí thấp hơn cho cùng AUM, họ sẽ phải thu hút một lượng tài sản lớn hơn để trang trải các khoản phí, đồng thời đầu tư vào các công nghệ mới để hỗ trợ quy hoạch tự động, cũng như các bộ công cụ kỹ thuật số. Tuy nhiên, để duy trì khả năng sinh lời của các khoản đầu tư, các tổ chức này có thể phải cắt giảm số lượng nhân viên tư vấn tài chính.
Đối với những tổ chức muốn cung cấp một dịch vụ “lai” - kết hợp robo advisor và dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân, vấn đề có thể phức tạp hơn. Đối với các dịch vụ này, chính sách giá phân tầng áp dụng cho các gói dịch vụ khác nhau có thể là một chiến lược tốt. Robo advisor cũng có thể giúp các nhân viên tư vấn tài chính cá nhân dành nhiều thời gian cho các khách hàng và mang lại trải nghiệm cho họ.
Điều này cho thấy, lớp nhà đầu tư trẻ sẽ giúp robo advisor lấy thêm miếng bánh thị phần, dù chưa nhiều ở Việt Nam.
Robo advisor (cố vấn robo) là phần mềm trực tuyến có thể giúp quản lý đầu tư của khách hàng. Cố vấn robo được coi là giải pháp tốt cho những người không muốn hoặc không đủ tiền để thuê một cố vấn tài chính. Cố vấn robo có thể tự động lựa chọn đầu tư và xây dựng danh mục đầu tư đa dạng cho nhà đầu tư. Một số cố vấn robo thậm chí tự động thực hiện các giao dịch có thể giúp giảm hóa đơn thuế của nhà đầu tư…