Năm 2020, thị phần cho sản phẩm xanh của APH đã tăng từ 5 nước (2019) lên 20 nước bao gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, các quốc gia Châu Âu... và dự kiến tiếp tục mở rộng thị trường trong năm 2021.

Năm 2020, thị phần cho sản phẩm xanh của APH đã tăng từ 5 nước (2019) lên 20 nước bao gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, các quốc gia Châu Âu... và dự kiến tiếp tục mở rộng thị trường trong năm 2021.

ĐHCĐ bất thường An Phát Holdings (APH): Trình cổ đông kế hoạch tăng vốn để nâng sở hữu tại AAA

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK)  CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (APH) vừa công bố tài liệu ĐHCĐ bất thường năm 2021, trong đó bên cạnh việc thông qua một số điều chỉnh liên quan đến việc triển khai xây dựng nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học hoàn toàn (PBAT), HĐQT còn trình lên phương án phát hành cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 40%.

Nâng mức đầu tư dự kiến xây dựng nhà máy lên 90 triệu USD

Theo tờ trình trước ĐHCĐ bất thường APH dự kiến diễn ra vào tháng 1/2021, tổng mức đầu tư cho dự án xây dựng Nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học hoàn toàn (PBAT) được thay đổi từ gần 1.500 tỷ ban đầu lên hơn 2.100 tỷ (khoảng 90 triệu USD), quy mô và công suất dự kiến tăng từ 20.000 tấn sản phẩm/năm lên 30.000 tấn sản phẩm/năm. Đồng thời, APH cũng trình lên ĐHCĐ phương án thành lập một pháp nhân mới để làm chủ đầu tư thực hiện Dự án.

Xây dựng nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học hoàn toàn (PBAT) lớn nhất Đông Nam Á nằm trong kế hoạch chiến lược 2021 của APH nhằm tự chủ nguyên liệu đầu vào, tạo lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường cho sản phẩm thân thiện môi trường trong nước và quốc tế. Việc tự chủ nguyên liệu cũng sẽ giúp APH tiết kiệm chi phí sản xuất khoảng 30% cho các công ty con trong khi công ty mẹ vẫn hưởng biên lợi nhuận gộp từ 25 - 30% của dự án này.

Năm 2020, thị phần cho sản phẩm xanh của APH đã tăng từ 5 nước (2019) lên 20 nước bao gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, các quốc gia Châu Âu... và dự kiến tiếp tục mở rộng thị trường trong năm 2021.

Liên tục gia tăng sở hữu tại các công ty thành viên

Nội dung quan trọng thứ hai dự kiến được thảo luận tại ĐHCĐ bất thường APH lần này đó là phát hành thêm 55 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng. Tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt phát hành cổ phiếu này là 557 tỷ đồng dự kiến được dùng toàn bộ để nâng tỷ lệ sở hữu tại AAA.

Trước đó tháng 3/2020, Đại hội cổ đông AAA năm 2020 đã thông qua cho APH nâng sở hữu tại AAA lên 65% mà không thông qua chào mua công khai. Giữa tháng 7, APH đã thực hiện bước đầu tiên là nâng sở hữu tại AAA từ 48% lên 53% thông qua việc chuyển đổi chứng quyền 30 triệu cổ phiếu AAA. Hiện tại, AAA đang là đơn vị chính chiếm 80% lợi nhuận APH trong khi định giá P/E của AAA cho năm 2021 chỉ là 5,7x tính theo LNST kế hoạch năm 2021 là 550 tỷ đồng.

Theo đại diện của APH, nâng sở hữu của APH tại AAA sẽ giúp gia tăng giá trị cho APH khi AAA là đơn vị đóng góp lợi nhuận cao nhất nhưng lại có mức định giá rẻ nhất trong các công ty thành viên hiện đang niêm yết của APH.

Trước đó, AAA cũng từng nâng sở hữu tại HII lên 63,5% vào tháng 5/2020, AAA nâng sở hữu tại công ty cổ phần nhựa An Vinh lên 56,51% tháng 7/2020, nâng sở hữu tại NHH lên 20,24% và công ty NHH nâng sở hữu tại Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng công nghệ cao An Cường lên 98,9% vào tháng 11/2020 và tháng 12/2020. Điều này cho thấy chiến lược gia tăng sở hữu tại các công ty thành viên của APH để tăng giá trị lợi nhuận đóng góp vào APH từ năm 2021.

Tin bài liên quan