Đây là nội dung được đề cập tới trong dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi vừa được Bộ Tài chính công bố lấy ý kiến.
Giải thích kỹ hơn về chi phí thuế, Bộ Tài chính dẫn khái niệm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng, khái niệm trên gồm các hình thức như:
Giải thích kỹ hơn về chi phí thuế, Bộ Tài chính dẫn khái niệm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng, khái niệm trên gồm các hình thức như:
Nguồn thu nhập được giảm trừ từ cơ sở tính thuế, giảm trừ thuế hoặc giảm trừ nghĩa vụ thuế, thuế suất ưu đãi, thuế suất thấp cho một nhóm đối tượng được ưu đãi thuế hoặc các hoạt động kinh doanh được ưu đãi thuế,…
Có thể hiểu, chi phí thuế là chi ngân sách qua thuế, hay là “số giảm thu ngân sách do chính sách đối xử khác nhau hoặc ưu đãi đối với ngành, hoạt động, khu vực hay cá nhân.”
Ở Việt Nam, phía Bộ Tài chính cho rằng, Luật quản lý thuế và Luật ngân sách Nhà nước chưa có quy định về nội dung “chi phí thuế.”
Bộ này cũng nêu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, ở nhiều nước phát triển, chính phủ phải có báo cáo về chi ngân sách qua thuế cùng với báo cáo ngân sách tổng thể. Ban đầu là Đức, Mỹ, sau đó là một loạt nước như Australia, Canada, Pháp, Tây Ban Nha,…
Mục đích chính của báo cáo chi phí thuế là đánh giá, thúc đẩy và hỗ trợ cho việc tranh luận công khai, minh bạch trong cải cách và xây dựng hệ thống thuế.
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian gần đây, hầu như tất cả các quốc gia thuộc OECD đều xây dựng báo cáo chi phí thuế.
Với các nước châu Á, Pakistan cũng đã công bố báo cáo chi phí thuế 2014-2015 một cách khá minh bạch về các khoản ưu đãi đối với thuế thu nhập, thuế hải quan, thuế bán hàng và các loại thuế khác. Tương tự, Thái Lan gần đây cũng đã bắt đầu tiến hành việc thực hiện báo cáo về chi phí thuế.
Phía Bộ Tài chính đánh giá, cần bổ sung quy định về chi phí thuế để tăng cường tính minh bạch của việc thu chi ngân sách Nhà nước. Điều này là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả các chính sách ưu đãi thuế.
Từ đó, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính theo hướng: thu thập các thông tin, công bố số liệu về chi phí thuế nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh hàng năm trong báo cáo ngân sách nhà nước.
Có thể hiểu, chi phí thuế là chi ngân sách qua thuế, hay là “số giảm thu ngân sách do chính sách đối xử khác nhau hoặc ưu đãi đối với ngành, hoạt động, khu vực hay cá nhân.”
Ở Việt Nam, phía Bộ Tài chính cho rằng, Luật quản lý thuế và Luật ngân sách Nhà nước chưa có quy định về nội dung “chi phí thuế.”
Bộ này cũng nêu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, ở nhiều nước phát triển, chính phủ phải có báo cáo về chi ngân sách qua thuế cùng với báo cáo ngân sách tổng thể. Ban đầu là Đức, Mỹ, sau đó là một loạt nước như Australia, Canada, Pháp, Tây Ban Nha,…
Mục đích chính của báo cáo chi phí thuế là đánh giá, thúc đẩy và hỗ trợ cho việc tranh luận công khai, minh bạch trong cải cách và xây dựng hệ thống thuế.
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian gần đây, hầu như tất cả các quốc gia thuộc OECD đều xây dựng báo cáo chi phí thuế.
Với các nước châu Á, Pakistan cũng đã công bố báo cáo chi phí thuế 2014-2015 một cách khá minh bạch về các khoản ưu đãi đối với thuế thu nhập, thuế hải quan, thuế bán hàng và các loại thuế khác. Tương tự, Thái Lan gần đây cũng đã bắt đầu tiến hành việc thực hiện báo cáo về chi phí thuế.
Phía Bộ Tài chính đánh giá, cần bổ sung quy định về chi phí thuế để tăng cường tính minh bạch của việc thu chi ngân sách Nhà nước. Điều này là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả các chính sách ưu đãi thuế.
Từ đó, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính theo hướng: thu thập các thông tin, công bố số liệu về chi phí thuế nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh hàng năm trong báo cáo ngân sách nhà nước.