Đề nghị điều tra nhóm lợi ích trục lợi chính sách xuất khẩu gạo

Người đứng đầu Tổng cục Hải quan cho báo chí biết, đã đề nghị Chính phủ điều tra, làm rõ việc có hay không cá nhân, tổ chức có liên quan có lợi ích nhóm, trục lợi về chính sách xuất khẩu gạo trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cũng cho rằng, giải pháp là nên đấu thầu hạn ngạch xuất khẩu gạo trước tình trạng hạn ngạch được phép xuất khẩu thấp hơn so với

Hệ thống hải quan sau khi đối chiếu các tờ khai được mở về xuất khẩu gạo trong của 40 doanh nghiệp đã đăng ký thành công tờ khai hải quan cũng đã phát hiện 4 doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu hàng chục nghìn tấn gạo thuộc nhóm có tên trong danh sách trúng thầu bán gạo cho các Cục dự trữ Nhà nước khu vực nhưng hủy hợp đồng, khiến kế hoạch mua gạo dự trữ không đạt được.

"Nên giao cho Hiệp hội Lương thực làm đầu mối, sắp xếp, phân bổ lượng gạo. Tránh tình trạng, doanh nghiệp vận chuyển hàng đến cảng không kịp đăng ký tờ khai, doanh nghiệp chưa kịp chuyển gạo lại ào ạt mở tờ khai", ông Cẩn đề xuất.

Trước thực tế tồn đọng gạo ở cảng hiện nay nhưng không đăng ký được tờ khai xuất khẩu, nhiều đơn vị trong đó có Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã kiến nghị, nên cho phép dung hạn ngạch xuất khẩu gạo tháng 5 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn dẫn tới nguy cơ phá sản vì phải trả chi phí lưu kho tại cảng nhiều ngày và phạt vì không thực hiện được hợp đồng.   

Trước đó, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã mở đợt thầu thu mua 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2020. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp trúng thầu đã không đến ký hợp đồng, khiến số lượng thu mua mới chỉ đạt 7.700 tấn, không đủ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

4 doanh nghiệp trúng thầu nhưng từ chối ký hợp đồng và đã đăng ký thành công các tờ khai xuất khẩu gồm có Tổng công ty Lương thực miền Bắc (trúng thầu 4.500 tấn), Công ty TNHH Phát Tài (17.940 tấn), Công ty cổ phần Mỹ Tường (900 tấn), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thuận Minh (1.000 tấn).

 Cũng có 28 doanh nghiệp trúng thầu nhưng từ chối thương thảo hoặc ký hợp đồng với tổng khối lượng trúng thầu là 172.100 tấn.

 Hai doanh nghiệp đã trúng thầu và ký hợp đồng là Công ty TNHH Tự Lực (4.600 tấn) và Công ty TNHH PHước Hồng (1.300 tấn). Hai doanh nghiệp khác trúng thầu nhưng ký hợp đồng chưa đủ số lượng là Công ty cổ phần lương thực Thanh Nghệ Tĩnh (trúng 3.300 tấn nhưng mới ký 800 tấn), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp An Thịnh (trúng 2.000 tấn nhưng mới ký 1.000 tấn).

 Cũng theo yêu cầu của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ Công thương và Bộ Tài chính phải có báo cáo về hoạt động xuất khẩu gạo trước ngày 18/4/2020.

Tin bài liên quan