Theo Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 284 km

Theo Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 284 km

Vingroup và T&T phải chờ cơ chế đặc thù để làm đường sắt đô thị

Thành phố Hà Nội cho biết đã báo cáo lên Chính phủ về cơ chế đặc thù cho việc đầu tư xây dựng hai tuyến đường sắt đô thị do Tập đoàn Vingroup và T&T đề xuất thực hiện.

Sáng nay (9/7), tại kỳ họp thứ 9, HĐND TP Hà Nội, trong phiên giải trình chất vấn về các nội dung thực hiện Đề án Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, nhiều đại biểu hết sức quan tâm đến cơ chế, chính sách đầu tư của TP. Hà Nội đối với hai chủ đầu tư là Tập đoàn Vingroup và T&T đang đề xuất thực hiện dự án các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố. 

Với nội dung này, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, sau khi Thành phố công bố danh mục kêu gọi đầu tư các dự án đường sắt theo hình thức PPP tại hai Hội nghị hợp tác phát triển năm 2017 và 2018 đối với 8 tuyến đường sắt trên địa bàn, đã có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. 

Tuy nhiên, trong quá trình cân đối nguồn lực, Thành phố đã thảo luận và chỉ đạo trước mắt sẽ tập trung vào 3 tuyến đường sắt: Tuyến số 2 đoạn Trần Hưng Đạo – Thượng Đình, Tuyến số 5 Văn Cao – Hồ Tây và Tuyến số 3 đoạn Nhổn -Trôi - Đan Phượng. Trong đó, riêng 2 tuyến đường sắt số 3 và số 5 do Tập đoàn Vingroup và T&T đề xuất đầu tư dự án này theo hình thức PPP.

Về hình thức thức đầu tư của hai dự án này, Giám đốc Sở Kế hoạch cho biết, Sở đã tham mưu cho Thành phố đề xuất với Chính phủ về cơ chế triển khai thực hiện dự án này theo 2 dự án thành phần để độc lập với nhau. Trong đó, dự án thành phần đầu tư bằng ngân sách cho phần depot, hỗ trợ tái định cư cũng như mua sắm đầu máy toa xe, thiết bị và hệ thống an toàn theo quy định của Luật Đầu tư công. Dự án thành phần thứ 2 sẽ theo hình thức BT cho việc xây dựng nhà ga, depot, đường trên cao…

"Đây là 2 nội dung liên quan đến cơ chế đặc thù mà Sở đã báo cáo lên thành phố và Chính phủ. Ngoài ra, hai nhà đầu tư cũng đang xây dựng những báo cáo về tính khả thi để báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội", ông Quyền nói. 

Tuy nhiên, vị lãnh đạo Sở giải thích thêm, liên quan đến hình thức PPP, Bộ Tài Chínhđã có văn bản báo cáo Chính phủ cho phép tạm dừng việc triển khai các dự án theo hình thức này để tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách chung sau đó mới triển khai thực hiện. Do đó, Thành phố Hà Nội sẽ chờ Nghị định này được ban hành để xây dựng các cơ chế cũng như sớm triển khai 2 dự án đường sắt quan trọng này.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 284 km. Trong đó, riêng Tập đoạn Vingroup đề xuất UBND TP. Hà Nội cho phép tham gia nghiên cứu đầu tư các đoạn tuyến trong 5 tuyến đường sắt đô thị: Tuyến số 2: đoạn Nội Bài - Nam Thăng Long; Tuyến số 3: đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai (Yên Sở) và đoạn Nhổn - Trôi - Sơn Tây; Tuyến số 5: đoạn Văn Cao - Vành đai 4 và đoạn Vành đai 4 - Hòa Lạc; Tuyến số 6: đoạn Nội Bài - Phú Diễn - Hà Đông - Ngọc Hồi; Tuyến số 8: đoạn Sơn Đồng - Mai Dịch và đoạn Mai Dịch - Vành đai 3 - Dương Xá.

Tin bài liên quan