Nguyên nhân tăng trưởng của nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo đạt thấp là do một số dự án lớn có đóng góp cho tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp gặp sự cố phải tạm dừng hoạt động

Nguyên nhân tăng trưởng của nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo đạt thấp là do một số dự án lớn có đóng góp cho tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp gặp sự cố phải tạm dừng hoạt động

Tăng trưởng sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa đạt như kỳ vọng

6 tháng 2019, tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt thấp hơn mục tiêu đề ra của Bộ Công Thương, chỉ tăng 10,8% trong khi mục tiêu là 12,7% và thấp hơn mức 12,7% so với cùng kỳ 2018.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tăng trưởng của các ngành sản xuất công nghiệp 6 tháng năm 2019 cơ bản đã và đang bám sát theo kịch bản đề ra từ đầu năm, với tốc độ tăng giá trị tăng thêm 9,13%, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,5%.

Dù vậy, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng trưởng thấp hơn mục tiêu đề ra của Bộ Công Thương, chỉ tăng 10,8%, trong khi mục tiêu là 12,7% và thấp hơn mức tăng 12,7% so với cùng kỳ 2018.

Nguyên nhân tăng trưởng của nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo đạt thấp là do một số dự án lớn có đóng góp cho tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp gặp sự cố phải tạm dừng hoạt động.

Trong đó, Liên hợp lọc dầu Nghi Sơn gặp sự cố về điện nên đã phải tạm dừng hoạt động 33 ngày, từ ngày 24/02/2019 đến ngày 29/3/2019;) Nhà máy đạm Phú Mỹ dừng hoạt động 69 ngày, từ ngày 20/02/2019 đến ngày 30/4/2019; Samsung đang ở chu kỳ chuyển đổi sản phẩm, nên sản lượng và xuất khẩu thấp hơn nhiều so với cùng kỳ.

Ngoài ra, các dự án ngành điện bị chậm tiến độ do vướng mắc trong thực hiện Luật quy hoạch và công tác đền bù giải phóng mặt bằng ngày Bộ Công Thương cho biết, qua thực tế 6 tháng đầu năm triển khai thực hiện và sơ bộ tới thời điểm này cho thấy, để đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp 9 - 10%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12-13%, ngành cần nỗ lực, tận dụng mọi cơ hội và tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo đó, những động lực tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng cuối năm 2019 được Bộ Công Thương nhận diện để thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Bộ cho rằng, 6 tháng cuối năm, nhiều ngành hàng của Việt Nam được đánh giá sẽ hưởng lợi để thay thế cho hàng Trung Quốc trên thị trường Mỹ, đặc biệt là dệt may và da giày đã có đơn hàng ổn định đến hết năm, cùng với đó là sự chuyển dịch đầu tư từ nền kinh tế thứ hai thế giới sang những thị trường lân cận sẽ thúc đẩy dòng chảy FDI.

Sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2019 là cơ sở để kỳ vọng hoạt động sản xuất, xuất khẩu sẽ có những bứt phá trong những tháng tới.

Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn sau thời gian bị sự cố đã chính thức vận hành lại các phân xưởng sản xuất. Đây sẽ là nhân tố hỗ trợ cho tăng trưởng ngành công nghiệp và thu ngân sách của những tháng tiếp theo.

Dự kiến sản xuất ô tô sẽ tăng mạnh trong các tháng tới khi Nhà máy sản xuất ô tô VinFast khánh thành vào ngày 14/6/2019 và chính thức đưa vào hoạt động nhà máy vào tháng 6 thay vì tháng 9/2019 như kế hoạch.

Tin bài liên quan