Dự đoán có 61.500 chủ phương tiện sẽ mua số theo ngày sinh, ngày cưới, số đặc biệt theo cá nhân họ, nên có thể thu được 1.639 tỷ đồng (ảnh minh họa)

Dự đoán có 61.500 chủ phương tiện sẽ mua số theo ngày sinh, ngày cưới, số đặc biệt theo cá nhân họ, nên có thể thu được 1.639 tỷ đồng (ảnh minh họa)

Nghị trường nóng chuyện “biếu” ô tô, và 1.639 tỷ đồng nếu bán 12.186 số đẹp

(ĐTCK) Khi thảo luận dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi), một chủ đề nóng được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, tranh luận là doanh nghiệp biếu xe cho các cơ quan, thậm chí cho cán bộ nhà nước vì động cơ gì?

“Biếu” xe để “mua” quan hệ?

Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) nhìn nhận, thực tế vừa qua có một số cá nhân đang công tác ở các cơ quan, đơn vị, một số địa phương sử dụng xe ô tô giá trị lớn, không đúng định mức do doanh nghiệp biếu, tặng mà dư luận đã phản ánh, báo chí lên tiếng.

Để hạn chế tình trạng này, dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi) bổ sung quy định nghiêm cấm các cơ quan nhà nước sử dụng xe ô tô và các tài sản khác do các tổ chức, cá nhân biếu, tặng, cho không đúng tiêu chuẩn dịnh mực, chế độ.

Quy định trên, theo ông Tạo, là chưa chuẩn vì trong điều kiện đất nước còn khó khăn, việc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng xe ô tô và các loại tài sản khác cho các cơ quan, tổ chức trong nước là việc làm cần được ghi nhận, nhất là các loại xe chuyên dụng phục vụ công cộng như xe cứu thương, xe chuyên dụng phòng, chống bão lụt... và tài sản đó đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện quyền chủ sở hữu đã được pháp luật công nhận.

“Vấn đề đặt ra ở đây là động cơ, mục đích tặng, cho có trong sáng không. Việc cho xe hoặc tài sản cho địa phương là một cách thức để có được sự ưu ái trong quan hệ có lợi cho mình hay không, hay có lợi cho dự án này, dự án khác không? Theo tôi, cần xác định rõ cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận là ai, đồng thời việc quản lý, sắp xếp, phân bổ lại để sử dụng như thế nào cho đúng và hợp lý mới là nội dung cốt lõi của vấn đề này…”, ông Tạo phân tích.

Cử tri có hỏi số đẹp thì nhà nước bán như thế, còn số không đẹp công dân có quyền bỏ tiền ra từ chối không, để đảm bảo công bằng không, ví dụ số 13...   

Cũng liên quan đến nội dung sử dụng ô tô công, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nêu thực tế: có trường hợp đi công tác rồi ghé về thăm quê, hay như đi làm hàng ngày rồi khi về ghé thăm bệnh nhân là người nhà ở bệnh viện, nếu xét cho cùng thì đấy là vi phạm và lạm dụng xe công. Tuy nhiên, có đến mức phải xử lý không?

Liên quan đến nội dung tại Khoản 1, Điều 35 dự thảo luật quy định: việc bố trí, sử dụng tài sản công phải đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, đúng định mức chế độ.

Theo ông Cương, cần phải làm rõ thế nào là đúng định mức. Ví dụ, chức danh Phó chủ nhiệm hay Thứ trưởng tiêu chuẩn là sử dụng ô tô có giá 900 triệu đồng, nhưng có khi lại bố trí một xe cũ chỉ trị giá có 100 - 200 triệu đồng. Như vậy có đúng không?

Đại diện cho quan trình dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, cho rằng, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý tài sản công tại cơ quan tổ chức, đơn vị là phải tuân thủ theo tiêu chuẩn và định mức. Thời gian vừa qua, một số trường hợp gây bức xúc trong dư luận.

“Từ thực tế, trong đó có việc nhận ô tô đắt tiền để sử dụng cho lãnh đạo cơ quan và đơn vị, chúng tôi thống nhất với việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình và đề nghị bổ sung Điều 11 vào dự thảo luật về cấm sử dụng xe ô tô, các loại tài sản khác do các tổ chức, cá nhân đổi, tặng không đúng mục đích, không đúng tiêu chuẩn và định mức chế độ và sử dụng cho cá nhân...”, ông Dũng nói.

Bán 12.186 số đẹp có thể thu được 1.639 tỷ đồng

Một chủ đề “nóng” nữa khi Quốc hội thảo luận dự thảo Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi), là nên hay không nên bán biển số đẹp.

“Với trách nhiệm là một trong số những đại biểu đồng ý đề xuất về đấu giá, định giá biển số, tôi tham khảo, quan sát các biển số của nhiều đối tượng để tổng hợp trong thực tiễn. Qua cảm nhận chủ quan, tôi đã liệt kê cụ thể trong mục series 99.999 số thì có 12.186 số đẹp, dự đoán có 61.500 chủ phương tiện sẽ mua số theo ngày sinh, ngày cưới, số đặc biệt theo cá nhân họ, nên có thể thu được 1.639 tỷ đồng...”, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) nói.

Nghị trường nóng chuyện “biếu” ô tô, và 1.639 tỷ đồng nếu bán 12.186 số đẹp ảnh 1

 Theo đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, nếu đấu giá biển số xe, có thể thu được 1.639 tỷ đồng...

Cũng theo ông Cảnh, với số ô tô bán trong năm 2016 là hơn 300.000 chiếc, nếu chúng ta thực hiện chủ trương đấu giá bán biển số, thì chúng ta đã có thể thu được gần 5.000 tỷ đồng. Nếu chúng ta triển khai tương tự với xe hai bánh, thì cũng thu được một số tiền tương tự.

“Cử tri có hỏi số đẹp thì nhà nước bán như thế, còn số không đẹp công dân có quyền bỏ tiền ra từ chối không, để đảm bảo công bằng không, ví dụ số 13. Ngoài các biển số xe đẹp, các số khác định danh công dân thì họ cũng rất có nhu cầu chọn số đẹp. Cho nên đề nghị chúng ta cần nhắc chuyện này…”, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) bày tỏ

Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) đặt câu hỏi: “là số đẹp, khi nhà nước tổ chức đấu giá và tôi mua được. Sau đó tôi không dùng nữa bán số đẹp này đi thì lúc đó việc quản lý nhà nước về số xe này thế nào?

Tin bài liên quan