Mỗi người lao động Việt Nam thu nhập khoảng 66,36 triệu đồng/năm

Với mức thu nhập này, người lao động mới chỉ trang trải được cho các nhu cầu cơ bản và còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Có 44% số người lao động được hỏi cho biết họ có làm thêm giờ để có thu nhập tăng thêm, bên cạnh lương cơ bản.

Có 44% số người lao động được hỏi cho biết họ có làm thêm giờ để có thu nhập tăng thêm, bên cạnh lương cơ bản.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), tổng thu nhập trung bình của người lao động, không kể tiền ăn ca hiện đạt gần 5,53 triệu đồng/tháng, tương đương 66,36 triệu đồng/năm.

Mức thu nhập trung bình này dù đã cao hơn lương cơ bản 18,4% nhưng người lao động cũng chỉ trang trải được cho các nhu cầu cơ bản phục vụ cuộc sống và gần như không có tích lũy.    

Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/6/2018 tăng 3,1% so với cùng thời điểm năm 2017

PGS.TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho biết, người lao động hiện nay vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn dù có cải thiện hơn so với năm 2017.

Thực tế cho thấy, bên cạnh lương thì làm thêm vẫn là thu nhập chủ yếu của người lao động

Có 44% số người lao động được hỏi cho biết họ có làm thêm giờ, số giờ làm thêm trung bình là 28,5 giờ (cao nhất là 50 giờ), với số tiền nhận được trung bình 832.000 đồng/người/tháng. Tỷ lệ lao động làm thêm giờ cao nhất là trong ngành giày da (85,1%).

Số liệu nghiên cứu cũng cho thấy rằng, bên cạnh mức thu nhập thấp thì mức chi tiêu trung bình của người lao động là 7,38 triệu đồng/tháng, tương đương khoảng 88,56 triệu đồng/năm.

So sánh thu nhập với chi tiêu hàng tháng, 17,4% người lao động cho biết có dư và tích luỹ; 43,7% cho biết vừa đủ trang trải cho cuộc sống; 26,5 % phải chi tiêu tằn tiện và kham khổ và 12,5% cho biết thu nhập không đủ sống.

Đánh giá mức độ hài lòng với tiền lương, thu nhập của mình hiện nay, 17,2% người lao động cho biết hài lòng (giảm 5,5% so với năm 2017);  65,7% người lao động tạm hài lòng (tăng 13,3% so với năm 2017) và 17,1% người lao động không hài lòng (giảm 7,8% so với năm 2017).

Tại Phiên họp thứ nhất về phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2019, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đại diện cho người lao động đề xuất phương án tăng 8,0% (tức tăng từ 220.000 - 330.000 đồng) còn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đại diện cho người sử dụng lao động đề xuất không tăng.

Tin bài liên quan