Hợp sức đưa con tàu kinh tế về đích tăng trưởng (kỳ 1): Sức bật kinh tế quý III

Hợp sức đưa con tàu kinh tế về đích tăng trưởng (kỳ 1): Sức bật kinh tế quý III

(ĐTCK) Bước tiến dài của tăng trưởng kinh tế trong quý III/2017 đã đưa kế hoạch phát triển kinh tế năm nay tiến nhanh và gần hơn tới đích 6,7%. Nhiệm vụ đặt ra cho quý IV là phải tăng 7,4 - 7,5%, đây là con số không phải dễ dàng, nhưng khả thi khi các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch, nông nghiệp, công nghiệp đang tiến bước.
Bước tiến dài của tăng trưởng kinh tế trong quý III/2017 đã đưa kế hoạch phát triển kinh tế năm nay tiến nhanh và gần hơn tới đích 6,7%. Nhiệm vụ đặt ra cho quý IV là phải tăng 7,4 - 7,5%, đây là con số không phải dễ dàng, nhưng khả thi khi các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch, nông nghiệp, công nghiệp đang tiến bước.
Bước tiến dài của tăng trưởng kinh tế trong quý III/2017 đã đưa kế hoạch phát triển kinh tế năm nay tiến nhanh và gần hơn tới đích 6,7%. Nhiệm vụ đặt ra cho quý IV là phải tăng 7,4 - 7,5%, đây là con số không phải dễ dàng, nhưng khả thi khi các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch, nông nghiệp, công nghiệp đang tiến bước.
Bước tiến dài của tăng trưởng kinh tế trong quý III/2017 đã đưa kế hoạch phát triển kinh tế năm nay tiến nhanh và gần hơn tới đích 6,7%. Nhiệm vụ đặt ra cho quý IV là phải tăng 7,4 - 7,5%, đây là con số không phải dễ dàng, nhưng khả thi khi các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch, nông nghiệp, công nghiệp đang tiến bước.

Tăng tốc quý III

Tốc độ tăng trưởng GDP quý III/2017 đã gây bất ngờ khi đạt 7,46%, qua đó giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế sau 9 tháng đầu năm nay ước tăng 6,41%, gần hơn với mục tiêu đề ra cho cả năm là 6,7%. Với tốc độ này, tại cuộc họp báo Chính phủ tháng 9/2017 vừa diễn ra, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, nếu không có thiên tai lớn xảy ra, đồng thời nếu không có sự chủ quan trong chỉ đạo điều hành và khắc phục một số tồn tại bất cập, thì năm 2017 có thể là năm đầu tiên sau nhiều năm, nền kinh tế hoàn thành tất cả 13 chỉ tiêu mà Quốc hội giao, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt, 8 chỉ tiêu đạt.

Ông Dũng khẳng định, tăng trưởng kinh tế cao xuất phát từ sản xuất, dịch vụ, thay vì tăng tín dụng hoặc khai khoáng. Theo đó, tăng trưởng kinh tế 9 tháng qua đã phản ánh xu thế đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, chú trọng vào các ngành sản xuất, dịch vụ, xuất nhập khẩu và phát triển theo chiều sâu.

Hợp sức đưa con tàu kinh tế về đích tăng trưởng (kỳ 1): Sức bật kinh tế quý III ảnh 1

 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Trong mức tăng 6,41% của toàn nền kinh tế 9 tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, qua đó đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,17%, đóng góp 2,45 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực dịch vụ có đà tăng trưởng tốt nhất từ đầu năm, tính chung 9 tháng tăng 7,25%, cao nhất so với cùng kỳ các năm từ năm 2013 trở lại đây, có đóng góp lớn nhất là 2,8 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

“Xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục tăng mạnh, vượt xa so với mục tiêu cả năm đã đề ra. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng ước đạt 154 tỷ USD, tăng 19,8%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2016 (6,7%). Nhập siêu ở mức thấp, chiếm 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đáng mừng là tăng trưởng GDP cải thiện, nhưng kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định khi lạm phát ở mức thấp, dự trữ ngoại hối cao khi đạt 44 tỷ USD”, ông Dũng nói.

Một động lực nữa đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý III là vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Tính chung trong 9 tháng năm 2017, vốn FDI đăng ký khoảng 21,32 tỷ USD, tăng 29,7%; vốn góp, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài khoảng 4,2 tỷ USD, tăng 64%; giải ngân vốn FDI 9 tháng đạt khoảng 12,5 tỷ USD, tăng 13,4%.

Theo góc nhìn của TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, xét về số liệu tăng trưởng kinh tế, sở dĩ quý vừa qua đạt tốc độ tăng 7,46% là nhờ thúc đẩy sản xuất một số mặt hàng chủ lực như điện tử, thép, đặc biệt là thủy sản và xuất khẩu. Điều này xuất phát từ nguyên nhân quy mô của nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ, nên chỉ cần thúc đẩy tăng trưởng một số ngành chủ lực là có khả năng đạt mức tăng trưởng GDP cao.

Thúc các ngành kinh tế mũi nhọn cho tăng trưởng quý IV

Mặc dù nền kinh tế đạt kết quả khả quan trong 3 quý đầu năm, nhưng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cảnh báo, nếu say sưa với kết quả vừa đạt được mà quên nhiệm vụ nặng nề còn ở quý IV, thì vẫn có khả năng không hoàn thành kế hoạch. Để cả năm GDP tăng 6,7%, thì quý IV phải tăng 7,4 - 7,5%, đây là con số không phải dễ dàng.

Liên quan đến các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm, trả lời câu hỏi của Báo Đầu tư Chứng khoán tại cuộc họp báo Chính phủ tháng 9/2017 vừa diễn ra, Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, nhiều giải pháp trọng tâm, đồng bộ đang được Chính phủ, Thủ tướng tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai.

Đầu tiên là thúc đẩy tăng trưởng các ngành mũi nhọn. Theo đó, ngoài tập trung thúc đẩy xuất khẩu, cần quyết liệt chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt 3,05% theo kịch bản đề ra.

Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, tiếp tục bám sát diễn biến của thị trường để có phản ứng chính sách, cũng như điều tiết cụ thể trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, giúp đối tượng này cắt giảm chi phí, phát triển thị trường, qua đó đóng góp tốt hơn cho tăng trưởng GDP. Riêng lĩnh vực du lịch và dịch vụ, tập trung đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, để tăng thu hút lượng khách đến Việt Nam.

Giải pháp lớn tiếp theo là chưa tăng các loại thuế, phí, lệ phí, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh; quyết liệt tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thực chất nhằm thúc đẩy khu vực doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là khắc phục tình trạng kiểm tra chuyên ngành đang gây khó khăn, tốn kém thời gian và chi phí lớn cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Tính chung mỗi năm, doanh nghiệp mất tới 30 triệu ngày công và hơn 14.300 tỷ đồng cho việc kiểm tra chuyên ngành.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công đúng mục đích, hiệu quả, chống lãng phí, tham nhũng... Đồng thời, thực hiện các biện pháp nhằm tiếp tục giảm lãi suất cho vay; tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ; tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận vốn vay thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh.

Nếu không có thiên tai lớn xảy ra và nếu không có sự chủ quan trong chỉ đạo điều hành và khắc phục một số tồn tại bất cập thì năm 2017 kỳ vọng sẽ là năm đầu tiên sau nhiều năm, nền kinh tế hoàn thành tất cả 13 chỉ tiêu mà Quốc hội giao

- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Để việc triển khai các giải pháp trên đạt hiệu quả cao, người phát ngôn Chính phủ cho biết, Thủ tướng đặc biệt lưu ý các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh tiếp tục sâu sát, trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao; siết chặt kỷ cương hành chính, phấn đấu thực hiện toàn diện kế hoạch 2017. Các ngành kinh tế mũi nhọn cần tập trung tối đa để về đích và về đích sớm, kéo con tàu kinh tế đến đích tăng trưởng 2017, mở đường cho năm 2018 có sức bật cao hơn.

Cải cách DNNN sẽ hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển

Hợp sức đưa con tàu kinh tế về đích tăng trưởng (kỳ 1): Sức bật kinh tế quý III ảnh 2

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 

Về dài hạn, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững cần có cuộc cách mạng đổi mới chi tiêu công theo hướng giảm chi thường xuyên để có thêm nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển. Gắn liền với đó phải có các giải pháp mạnh để nâng cao hiệu quả đầu tư công.

Cần quyết liệt trong cải cách doanh nghiệp nhà nước, bởi khu vực này tiếp tục nắm trong tay lượng lớn tài sản của nhà nước, của dân nhưng hiệu quả sử dụng vẫn kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đồng thời, thúc đẩy việc tái cơ cấu nền kinh tế vận động nhanh hơn theo xu hướng chuyển dịch các mũi nhọn tăng trưởng từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân, từ khu vực phi chính thức sang chính thức. Muốn gia tăng hiệu quả của nền kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân phải lớn với hệ thống giải pháp đồng bộ, có tính đột phá.

Hiện các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản còn phát triển méo mó. Do đó, cần khắc phục tình trạng này bằng cách hình thành hệ thống chính sách đồng bộ theo hướng thúc đẩy các thị trường phát triển theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, góp phần thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng nền kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu.

Nền kinh tế đi đúng hướng, khả năng về đích đang lớn dần

Hợp sức đưa con tàu kinh tế về đích tăng trưởng (kỳ 1): Sức bật kinh tế quý III ảnh 3

 Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích SSI

Đóng góp chính cho GDP tăng trưởng mạnh trong quý III/2017 là nhóm công nghiệp chế biến chế tạo với sản phẩm vượt trội là điện tử. Nhờ có Galaxy Note 8 ra mắt vào cuối tháng 8/2017, chỉ số công nghiệp ngành điện tử đã tăng vọt 44,5% trong tháng 9 so với cùng thời gian năm ngoái, mức tăng cao nhất 32 tháng.

Chỉ số công nghiệp điện tử 9 tháng nhờ vậy được đẩy lên 25,1% (cùng kỳ tăng 13,4%). Sản xuất điện thoại có giá trị lớn (xuất khẩu điện thoại chiếm tới 1/5 tổng giá trị xuất khẩu cũng như GDP 9 tháng) nên tăng trưởng của ngành này có ảnh hưởng trọng yếu đến tăng trưởng GDP.

Tính chung 9 tháng, nhờ bán buôn - bán lẻ mà tăng trưởng GDP dịch vụ đạt 7,25%. Chúng tôi tính toán lại với giả định ngành bán buôn - bán lẻ tăng trưởng 7,4% (thay vì 8,16%) thì tăng trưởng GDP ngành dịch vụ 9 tháng là 7,07% và tổng GDP là 6,34%, vẫn là một mức tăng trưởng cao hơn kỳ vọng.

GDP ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm trong quý III tăng 7,89%, mức cao nhất 7 năm với tác nhân quan trọng là quá trình xử lý nợ xấu và tăng trưởng của thị trường chứng khoán. Sự hồi phục có tính bền vững của ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm là một nhân tố quan trọng, bởi đây không chỉ là một ngành tạo ra giá trị mà còn là xương sống của nền kinh tế. Theo chúng tôi, nền kinh tế đang đi đúng hướng và khả năng tăng trưởng trên 7% vào năm 2018 là khả thi.

Kỳ 2: Du lịch Việt Nam, tự tin về đích 2017

Tin bài liên quan