Chính phủ đặt mục tiêu, hết năm nay các Bộ, ngành và địa phương phải thực hiện cải cách môi trường kinh doanh để đạt nhóm 4 nước phát triển trong ASEAN (ảnh minh hoạ)

Chính phủ đặt mục tiêu, hết năm nay các Bộ, ngành và địa phương phải thực hiện cải cách môi trường kinh doanh để đạt nhóm 4 nước phát triển trong ASEAN (ảnh minh hoạ)

Hết năm 2017, môi trường kinh doanh Việt Nam phải bằng Thái Lan, Singapore

Thủ tướng Chính phủ vừa ký, ban hành Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong đó đặt ra nhiều chỉ tiêu cụ thể cần đạt được cuối năm nay.

Cụ thể, Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Chính phủ nhấn mạnh, hết năm 2017, các chỉ tiêu của môi trường kinh doanh Việt Nam phải đạt bằng mức trung bình của nhóm ASEAN 4 (Singapore, Thái Lan, Malaysia và Philippines).

Trong đó, Chính phủ đặt ra rất chi tiết cụ thể như: Chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt Nam phải đạt nhóm 70 nước hàng đầu thế giới; chỉ số bảo vệ nhà đầu tư thiểu số thuộc nhóm 80 nước hàng đầu thế giới; chỉ số tiếp cận vốn, tính minh bạch thuộc nhóm 30 nước hàng đầu.

Riêng về chỉ tiêu thuận lợi hóa trong tiếp cận vốn vay phấn đấu năm 2020 thuộc 40 nước hàng đầu thế giới. Các chỉ tiêu này đều lấy phương pháp tính, thước đo của Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn kinh tế thế giới làm căn cứ xác định.

Về việc giảm thời gian nộp thuế, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu - một trong những cản trở hành chính lớn nhất của DN Việt Nam cũng được quan tâm đặc biệt khi số giờ giảm mạnh so với năm 2016.

Nghị quyết 19 của Chính phủ năm 2017 nêu rõ: Năm 2017, thời gian nộp thuế không vượt quá 119 giờ, nộp bảo hiểm không vượt quá 46 giờ/năm, cấp phép xây dựng không quá 120 ngày; thông quan hàng hóa qua biên giới giảm xuống 70 giờ/năm đối với hàng hóa xuất khẩu (năm 2016 là 10 ngày) và 90 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu (năm 2016 là 10 ngày); thời gian giải quyết phá sản cho doanh nghiệp từ 5 năm xuống còn 30 tháng.

Nghị quyết cũng đưa vấn đề riêng về thực hiện Chính phủ điện tử và dịch vụ công trực tuyến để đánh giá việc thực thi của các cơ quan hành chính.

Cụ thể, hết năm 2017, Việt Nam phải xếp 1 trong 80 nước hàng đầu thế giới về dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng viễn thông và chất lượng nguồn nhân lực viễn thông hoàn chỉnh. Năm 2020, Chính phủ điện tử của Việt Nam phải bằng nhóm 5 nước đứng đầu ASEAN (ASEAN 4+ Indonesia) và xếp hạng 70 trên thế giới.

Cụ thể hóa mục tiêu này, Chính phủ đặt yêu cầu hết năm 2017, các cơ quan Thuế, hải quan, bảo hiểm sử dụng thanh toán lệ phí trực tuyến, nhận và trả hồ sơ trực tuyến qua mạng. Hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến người dân, doanh nghiệp phải được trực tuyến hoá.

  Năm 2017, thời gian nộp thuế không vượt quá 119 giờ, nộp bảo hiểm không vượt quá 46 giờ/năm, cấp phép xây dựng không quá 120 ngày; thông quan hàng hóa qua biên giới giảm xuống 70 giờ/năm đối với hàng hóa xuất khẩu (năm 2016 là 10 ngày) và 90 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu (năm 2016 là 10 ngày); thời gian giải quyết phá sản cho doanh nghiệp từ 5 năm xuống còn 30 tháng.

Đặc biệt, năm 2017, Thủ tướng yêu cầu các bộ, địa phương phải xây dựng chương trình hành động, kế hoạch trước ngày 28/2/2017, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để theo dõi thực hiện.

Trước ngày 15 của tháng cuối các quý và ngày 15/12 của năm, các Bộ ngành và địa phương phải báo cáo việc triển khai Nghị quyết 19 về Văn phòng Chính phủ để đánh giá hiệu quả thực hiện.

Người đứng đầu Chính phủ căn cứ vào các quy phạm pháp luật, sẽ xử lý nghiêm các trường hợp các cơ quan, đơn vị, cá nhân người đứng đầu thiếu trách nhiệm, gây phiền hà doanh nghiệp, không thực hiện đúng Nghị quyết 19 đề ra.

Trong năm 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục là đầu mối theo dõi việc cải thiện các chỉ số về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia, có chế độ báo cáo thường kỳ đối với Chính phủ. Các bộ như Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng giám sát việc thực hiện các mục tiêu cụ thể của các bộ, ngành và địa phương.

Trong báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 19 năm 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, sau 3 năm thực hiện các Nghị quyết 19 của Chính phủ, dù môi trường kinh doanh Việt Nam có được cải thiện nhưng xét đến nhiều chỉ tiêu cụ thể, chúng ta vẫn chưa đạt được yêu cầu đề ra.

Trong đó, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2016 vẫn chưa đạt trung bình nhóm nước ASEAN 6 (gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Brunei. Một số chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn Kinh tế thế giới chỉ hơn Lào, Campuchia và Myanmar.

Tin bài liên quan