Các cơ quan, đơn vị liên quan đến Dự án BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cần thông trách nhiệm” để công trình trọng điểm tại ĐBSCL này không lỗi hẹn thêm một lần nữa.

Các cơ quan, đơn vị liên quan đến Dự án BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cần thông trách nhiệm” để công trình trọng điểm tại ĐBSCL này không lỗi hẹn thêm một lần nữa.

Hai điều kiện cần để thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào năm 2020

Việc sớm giải ngân nguồn vốn ngân sách trị giá 2.186 tỷ đồng và khoản vay từ các tổ chức tín dụng là hai điều kiện cần để tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có thể thông xe vào năm 2020.

Nỗ lực vượt khó

So với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ “phải cơ bản thông xe cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận trong năm 2020”, tính đến tháng 8/2019, Doanh nghiệp dự án là Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận chỉ còn hơn 1 năm trong khi khối lượng công việc còn lại nhiều như núi.

“Chúng tôi đã tính toán cả thời gian xử lý nền đất yếu, lường trước khó khăn của việc vận chuyển vật liệu... thế nên đã lên kế hoạch cho từng tháng, thậm chí mỗi ngày. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt nguồn vốn ngân sách mà Chính phủ trình lúc nào thì ngay lập tức lúc đó tất cả phải đồng loạt triển khai. Không thể chậm hơn được nữa”, ông Mai Mạnh Hồng, Tổng giám đốc Công ty CP Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận lo lắng.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại thông báo số 99/TB-VPCP ngày 18/3/2019 và số 272/TB-VPCP ngày 02/8/2019 về các giải pháp tháo gỡ các khó khăn của dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, nhà đầu tư đã chủ động làm việc với Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước để rà soát các tồn tại trước đây của Dự án và tham vấn ý kiến để khắc phục, điều chỉnh.

Nhà đầu tư cũng đã làm việc với Bộ Công An để khoanh vùng những sai phạm của thành viên nhà đầu tư là Công ty Yên Khánh, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng để bàn giao Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ Bộ GTVT sang UBND tỉnh Tiền Giang; ký kết Phụ lục hợp đồng số 2 ngày 08/5/2019 với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh lãi suất Ngân hàng phù hợp với thông tư 88/2018/TT-BTC.

Trên cơ sở ý kiến của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra thuế đã loại bỏ các nhà đầu tư “0 đồng” là Công ty Yên Khánh, Hoàng An, Thắng Lợi. Hiện tại, Dự án chỉ còn 3 nhà đầu tư là Công ty Cầu đường CII, Tuấn Lộc và B.M.T và đã được sở KH&ĐT TP Hồ Chí Minh điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trong các ngày 2/8/2019 và 9/8/2019, trên cơ sở ý kiến của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước và ý kiến thẩm định của Bộ GTVT, UBND tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt điều chỉnh dự án và ký kết phụ lục hợp đồng điều chỉnh dự án với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.

Tính đến giữa tháng 8/2019, nhà đầu tư đã huy động góp vốn chủ sở hữu và đưa vào dự án 2.500 tỷ đồng tham gia vào dự án, ứng trước chi phí GPMB cho tỉnh Tiền Giang để triển khai. Đến nay Dự án đã hoàn thành 25% khối lượng, trong đó chỉ trong 3 tháng vừa qua khối lượng thực hiện đã tăng hơn 10% so với 10 năm trước đây.

Đợi chờ 2 khoản vốn

Tuy nhiên , sau hơn 3 tháng tái khởi động, Dự án vẫn đang phải đối diện với hàng loạt khó khăn lớn nằm ngoài tầm với của nhà đầu tư. Đó là việc xác định được nguồn vốn cho Dự án từ  Ngân sách Nhà nước bao giờ được Quốc Hội thông qua và kết quả thẩm định khoản vốn vay từ các ngân hàng.

“Thời gian tới, nếu Dự án không được xác định nguồn vốn thì  khả năng chúng tôi sẽ xác điểm dừng và đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang báo cáo Chính phủ và Quốc hội việc không thể hoàn thành mục tiêu thông tuyến vào năm 2020 là không thể thực hiện được”, ông Mai Mạnh Hồng cho biết.

Theo Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận, hiện Chính phủ đã có các tờ trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 2.186 tỷ đồng hỗ trợ Dự án từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2018. Do chưa có ý kiến chấp thuận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nên Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là UBND tỉnh Tiền Giang và nhà đầu tư chưa thể xác định được kế hoạch bố trí vốn, thời gian giải ngân vốn, làm cơ sở đảm bảo phương án tài chính của Dự án, phương án vay vốn.

Ông Mai Mạnh Hồng cho biết thêm: “Ngày 15/8/2019 Bộ Tài chính thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình UBTV Quốc hội phương án phân bổ nguồn vốn cho dự án Trung Lương – Mỹ Thuận. Dự kiến nội dung này, UBTV Quốc hội sẽ họp và quyết định tại kỳ họp tháng 9/2019”.

Thời gian đã trôi về những ngày cuối tháng 8, để triển khai thành công Dự án, việc khơi thông nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước và nguồn vốn tín dụng rất quan trọng, có tính chất then chốt nhằm xác định khả năng thực hiện dự án thông được tuyến trong năm 2020, hoàn thành đưa vào sử  dụng cao tốc Trung Lương - Mỹ thuận trong năm 2021. Điều đáng tiếc là cả hai điều kiện này đều không phụ thuộc vào năng lực của nhà đầu tư hiện nay.

Được biết, vào ngày 21/8, Vietinbank trong vai trò đại diện cho các Ngân hàng tài trợ vốn Dự án  đã có văn bản 5195/TGĐ-NHCT5 gửi Ngân hàng Nhà nước thông báo việc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) không tiếp tục tham gia đồng tài trợ cho Dự án và yêu cầu vốn tự có của  Nhà đầu tư phải đáp ứng là 3.800 tỷ (tăng hơn so với mức của UBND tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt là 2.787 tỷ chênh lệch 1.013 tỷ đồng ). Trong khi đó, Nhà đầu tư đã trao đổi Vietinbank về khả năng có thể đáp ứng đến mức 3.400 tỷ nhưng các ngân hàng vẫn chưa thống nhất.

Tin bài liên quan