Tại Nhựa Bình Minh, sau khi cổ đông ngoại nắm cổ phần chi phối, thông tin về hoạt động của doanh nghiệp cung cấp cho đảng viên hạn chế hơn trước đây.

Tại Nhựa Bình Minh, sau khi cổ đông ngoại nắm cổ phần chi phối, thông tin về hoạt động của doanh nghiệp cung cấp cho đảng viên hạn chế hơn trước đây.

Đổi mới hoạt động Đảng trong các công ty cổ phần: Chơi vơi trong môi trường chuyển đổi

(ĐTCK) Cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, được triển khai mạnh mẽ hàng chục năm qua. Sau chuyển đổi, hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi, nhiều doanh nghiệp có quy mô tăng trưởng gấp cả chục lần so với trước, nhiều thương hiệu đã vươn tầm quốc tế. Đóng góp trong những thành công này, có vai trò lớn của các tổ chức Đảng tại doanh nghiệp.
Bài 2:  Chơi vơi trong môi trường chuyển đổi  
Song, trong bối cảnh kinh doanh mới, hoạt động của các tổ chức Đảng (hoạt động Đảng) trong nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn nhà nước thấp hoặc Nhà nước đã thoái hết vốn nảy sinh nhiều thách thức, lúng túng. Thực trạng này đòi hỏi mỗi đảng viên cũng như các tổ chức Đảng phải liên tục đổi mới, chủ động, để giữ vai trò trong môi trường doanh nghiệp đang thay đổi như vũ bão.

Những tên tuổi như Traphaco, Vinamilk hay nhiều doanh nghiệp khác đã cho thấy chủ trương cổ phần hóa phù hợp xu thế phát triển, cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước tạo ra sự đổi mới về tư duy quản lý kinh tế. Tuy nhiên, với sự góp mặt của đông đảo các nhà đầu tư tư nhân, nước ngoài, hoạt động Đảng trong nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình thế lúng túng. 

Xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ

Với chủ trương đúng đắn và sự chỉ đạo sâu sát của Đảng, kể từ khi tiến trình cổ phần hóa bắt đầu được thử nghiệm vào các năm 1990 - 1991 và chính thức được thực hiện từ năm 1992 cho đến nay, hơn 3.000 doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi mô hình hoạt động. Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần đều có hiệu quả hoạt động cao hơn so với trước kia.

Đổi mới hoạt động Đảng trong các công ty cổ phần: Chơi vơi trong môi trường chuyển đổi ảnh 1

Ngược dòng thời gian, trở về thời điểm tháng 8/2001, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ra nghị quyết về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, thổi luồng sinh khí mới vào khu vực này.

Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04/2002/CT-TTg để triển khai nghị quyết này. Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho nhiều doanh nghiệp triển khai cổ phần hóa.

Vào tháng 1/2004, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã thảo luận và quyết định chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Cuối năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, theo đó, cả các công ty thành viên của các tổng công ty nhà nước và thậm chí cả chính những tổng công ty mà Nhà nước không muốn nắm quyền chi phối đều có thể trở thành đối tượng cổ phần hóa.

Cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước tiếp tục là giải pháp chủ đạo trong quá trình cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Mới đây nhất, trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (Nghị quyết số 12-NQ/TW) đặt ra mục tiêu:

Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phản ánh, có trường hợp tại một đơn vị thành viên (Tập đoàn sở hữu dưới 50% vốn điều lệ), tổng giám đốc không là đảng viên hoặc là người nước ngoài (cứ mỗi 3 năm thay đổi tổng giám đốc một lần) nên việc thực hiện quy trình thỏa thuận về công tác cán bộ quản lý không đảm bảo theo quy định.

Công tác phát triển đảng viên chưa được chú trọng, chưa thành lập được tổ chức đảng trong đơn vị mặc dù có cán bộ, công nhân viên là đảng viên, khiến họ phải tham gia sinh hoạt tại địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng kiên quyết cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả; phấn đấu hoàn thành thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, tham gia góp vốn.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định 58/2016/QĐ-TTg (về danh sách các doanh nghiệp nhà nước cần được cổ phần hóa trong giai đoạn 2016 - 2020 và tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước còn lại sau khi cổ phần hóa), Quyết định 1232/2017-QĐ-TTg (về danh sách các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa Nhà nước sẽ tiếp tục thoái vốn trong giai đoạn 2017 - 2020 và tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước còn lại, nếu có sau khi thoái vốn). Điều này cho thấy sẽ tiếp tục có những thay đổi mang tính bước ngoặt trong khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Cùng với việc ban hành chủ trương, đường lối thúc đẩy cổ phần hóa, cải cách doanh nghiệp nhà nước, từ rất sớm, công tác Đảng trong các doanh nghiệp cổ phần hóa đã được quan tâm.

Cụ thể, Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 140-QĐ/TW ngày 16/5/2005 quy định rõ  nhiệm vụ trong sản xuất, kinh doanh, an ninh, quốc phòng, lãnh đạo công tác tư tưởng, lãnh đạo các đoàn thể quần chúng, xây dựng tổ chức Đảng, công tác tổ chức cán bộ, làm rõ mối quan hệ của đảng bộ, chi bộ với hội đồng quản trị, tổng giám đốc và các tổ chức liên quan trong các doanh nghiệp cổ phần hóa.

Sự thống nhất trong chỉ đạo kinh tế và chỉ đạo hoạt động của các tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã tạo cơ sở nền móng để tổ chức Đảng trở thành lực lượng nòng cốt thực hiện chủ trương của Đảng về vấn đề này.

Vào năm 2010, Ban Bí thư ban hành Quy định số 288-QĐ/TW quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó Nhà nước sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Đây chính là kim chỉ nam, cơ sở để các đảng viên, chi bộ, đảng bộ trong các doanh nghiệp cổ phần duy trì hoạt động hiệu quả.

Thay đổi ngoài dự liệu

Khi môi trường doanh nghiệp thay đổi, công tác Đảng tại nhiều doanh nghiệp vấp phải những xáo trộn lớn. Cơ cấu sở hữu doanh nghiệp thay đổi, kéo theo mô hình quản trị doanh nghiệp không thể không thay đổi.

Hội đồng quản trị sẽ trở thành nơi quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cán bộ nhân sự, phương thức phân phối và tài sản của doanh nghiệp. Cấp ủy khó có thể vẫn giữ được vai trò quyết định, định hướng hoạt động của doanh nghiệp. Vai trò lãnh đạo của Đảng cũng khó có thể phát huy nếu không có sự ủng hộ của bộ máy lãnh đạo mới của doanh nghiệp.

Đổi mới hoạt động Đảng trong các công ty cổ phần: Chơi vơi trong môi trường chuyển đổi ảnh 2

Một ví dụ gần đây, ở Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, ngay sau khi hoàn tất thương vụ mua lại phần vốn nhà nước từ Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vào tháng 4/2018, nhà đầu tư Nawaplastic Industries, đến từ Thái Lan đã giới thiệu ứng viên và có 3/5 thành viên Hội đồng quản trị.

Nếu tính cán cân quyền lực và quyết định theo số phiếu quá bán trong Hội đồng quản trị thì có thể thấy người Thái hoàn toàn chi phối Nhựa Bình Minh. Về tỷ lệ cổ phần trong doanh nghiệp, Nawaplastic Industries đã tăng tỷ lệ nắm giữ từ hơn 44,09 triệu cổ phiếu, chiếm 53,86% lên hơn 44,21 triệu cổ phiếu, chiếm 54,007%.

Cùng với việc đưa người vào Hội đồng quản trị, Nhựa Bình Minh dưới thời cổ đông ngoại nắm chi phối cũng thay đổi Điều lệ Công ty, quy chế quản trị doanh nghiệp...

Công tác Đảng, theo ông Lê Quang Doanh, nguyên Bí thư Đảng bộ Công ty, bắt đầu có những thay đổi. Một số đảng viên đảm nhận chức vụ quản lý trong doanh nghiệp phản ánh, họ khó thu xếp chu toàn để thực hiện tốt cả nhiệm vụ trong công tác Đảng và chính quyền.

Họ đang rất trăn trở về việc này. Trong khi đó, thông tin về hoạt động doanh nghiệp cung cấp cho các đảng viên giới hạn hơn so với trước đây.

Tại Sabeco, sau thương vụ thoái vốn lịch sử đầu năm 2018, cổ đông Thái Lan hiện nắm cả chức Chủ tịch và Tổng giám đốc. Chỉ trong nửa đầu năm 2018, Hội đồng quản trị Sabeco đã ban hành tới 78 nghị quyết thay đổi mọi hoạt động của Tổng công ty, từ quan hệ với ngân hàng, nhà phân phối, đánh giá người đại diện vốn tại các công ty thành viên, sổ sách tài chính - kế toán… Phía Thái chi phối và nắm toàn bộ về công tác nhân sự, tài chính trong doanh nghiệp.

Ở không ít doanh nghiệp khác, công tác Đảng cũng đối mặt những thách thức mới. Chẳng hạn, đảng viên có thể không được bố trí phòng ốc trong doanh nghiệp để tổ chức họp, sinh hoạt trong giờ làm việc phải chuyển thành ngoài giờ…

Thậm chí, một cán bộ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương còn nêu ví dụ có một đảng bộ kiến nghị cơ quan cấp trên cho phép lãnh đạo doanh nghiệp là người nước ngoài dự thính cuộc họp đảng bộ tại doanh nghiệp.

Mục đích là để chứng minh với họ rằng, nội dung các cuộc họp là lành mạnh, không có gì đi ngược lại với lợi ích và mục tiêu của doanh nghiệp và các đảng viên chỉ bàn bạc làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Tất nhiên, yêu cầu này đã không được chấp nhận vì không đúng quy định sinh hoạt Đảng.

Thực trạng này cũng đã được Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương chỉ ra trong một báo cáo, trong đó nêu rõ: “Nhiều tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp hoạt động lúng túng, phụ thuộc ngược trở lại hội đồng quản trị và ban lãnh đạo doanh nghiệp”.

Theo chia sẻ của ông Lê Thành Liêm, Đảng ủy viên, Giám đốc tài chính Vinamilk, tại nhiều cuộc họp của Đảng bộ Khối doanh nghiệp TP.HCM hay các diễn đàn về hoạt động của tổ chức Đảng, đã có những phản ánh tương tự về thách thức đối với hoạt động của tổ chức Đảng khi doanh nghiệp chuyển đổi mô hình hoạt động. Ông Liêm cho rằng, đây là một vấn đề lớn, cần có sự thảo luận ở tầm cao để có định hướng tháo gỡ kịp thời.

Còn ông Lê Quang Doanh chia sẻ, nhiều đảng viên đang rất lúng túng trong bối cảnh doanh nghiệp có những thay đổi lớn. Ông Doanh cho rằng, có những hướng dẫn tại Quy định số 288-QĐ/TW vận dụng vào doanh nghiệp hiện không còn phù hợp và khó có thể triển khai.

Chẳng hạn, như nội dung về cấp uỷ chủ động tham gia ý kiến với hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), tổng giám đốc (giám đốc) về chủ trương sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, chế độ, chính sách cán bộ; hay nội dung bí thư cấp uỷ nên là thành viên hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), tổng giám đốc (giám đốc) hoặc đủ điều kiện để có thể giới thiệu tham gia vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của công ty…

Trước những thực tế trên, tổ chức Đảng của nhiều doanh nghiệp đang rất cần có những hướng dẫn, định hướng kịp thời từ Đảng bộ cấp trên để đứng vững và tiếp tục có đóng góp tốt với doanh nghiệp.

Tại nhiều liên doanh trong hệ thống của Tổng công ty, tổng giám đốc là người nước ngoài không muốn xây dựng cơ sở đảng và phát triển đảng viên do nhiều nguyên nhân như: Chưa hiểu biết về mục đích hoạt động của tổ chức Đảng, sợ người lao động mất nhiều thời gian để hội họp và tham gia các hoạt động của Đảng ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Bản thân lao động trẻ bị cuốn vào guồng quay mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp với chính sách thưởng phạt rất rõ ràng và khắt khe, có suy nghĩ, vào Đảng sẽ mất thời gian sinh hoạt Đảng, phải sống theo khuôn mẫu hơn, phải đóng đảng phí tương đương 1% thu nhập.

Phần lớn ban lãnh đạo là người nước ngoài chưa quan tâm tạo điều kiện đối với tổ chức Đảng. Mối quan hệ của tổ chức Đảng với hội đồng quản trị, tổng giám đốc rất hạn chế, thậm chí là không có  trong những trường hợp Tổng giám đốc là người nước ngoài và bên nước ngoài thường chiếm 60 - 80% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Minh Chung, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, thành viên Tổng công ty Du lịch Hà Nội

Đại diện Đảng ủy Tổng công ty Thép Việt Nam nhận xét, Ban Bí thư đã có Quy định số 288-QĐ/TW quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó Nhà nước sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở xuống.

Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp rất khó vận dụng, nhất là đối với các doanh nghiệp có cổ đông bên ngoài chiếm tỷ lệ chi phối. Họ nắm giữ quyền điều hành doanh nghiệp, ở đó bí thư cấp ủy không giữ vị trí chủ chốt.

Chủ doanh nghiệp chủ yếu chỉ quan tâm đến lợi nhuận, không có mối quan hệ phối hợp, cụ thể, rõ ràng giữa cấp ủy và hội đồng quản trị, tổng giám đốc. Hoạt động Đảng tại doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Còn tiếp

Tin bài liên quan