Người dân không tin tưởng nhiều vào quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền địa phương (Ảnh Internet)

Người dân không tin tưởng nhiều vào quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền địa phương (Ảnh Internet)

Chỉ số PAPI 2015: Tham nhũng có xu hướng tăng nhanh trong nhiều lĩnh vực

(ĐTCK) Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2015 vừa được công bố sáng nay.

Kết quả phân tích dữ liệu PAPI năm 2015 và so sánh qua các năm cho thấy, hiệu quả quản trị và hành chính công ở Việt Nam có xu hướng suy giảm đáng kể. Đặc biệt, các chỉ số về công khai minh bạch giảm mạnh, trong khi tình trạng tham nhũng có xu hướng tăng nhanh trong nhiều lĩnh vực.

Đây là lần thứ 5 PAPI được công bố và báo cáo lần này không chỉ nêu bật kết quả cấp tỉnh năm 2015, mà có so sánh qua 5 năm (2011-2015).

Theo TS. Đặng Hoàng Giang, đại diện cho Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), báo cáo PAPI 2015 cho thấy, điểm chỉ số nội dung ‘Công khai, minh bạch’ và ‘Kiểm soát tham nhũng’ giảm mạnh; điểm chỉ số nội dung "Tham gia của nguời dân ở cấp cơ sở" và "Trách nhiệm giải trình của nguời dân" cũng suy giảm dáng kể.

Các chỉ tiêu do mức độ hối lộ trong truờng tiểu học công lập và trong dịch vụ hành chính công về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều cho thấy tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, "chung chi", "bồi dưỡng thêm" để nhận được dịch vụ tốt hơn có xu hướng gia tăng.

Bên cạnh dó, điểm chỉ số nội dung "Thủ tục hành chính công" giảm nhẹ so với những năm truớc. Riêng chỉ số nội dung "Cung ứng dịch vụ công" tiếp tục tăng nhẹ qua các năm.

“Báo cáo PAPI 2015 cho thấy mức sụt giảm điểm đáng chú ý nhất là ở chỉ số nội dung ‘Công khai, minh bạch’, với kết quả năm 2015 giảm hơn 7% so với năm truớc. Số nguời dân được biết thông tin về thu, chi ngân sách cấp xã/phường thấp hơn truớc và trong số những người được biết thông tin, thì tỉ lệ nguời dân tin vào độ xác thực của thông tin nhận được cũng giảm xuống”, TS Giang nhấn mạnh.

Ngoài ra, cũng theo kết quả công bố, mức độ công khai, minh bạch về kế hoạch sử dụng đất và khung giá đất ở địa phương tiếp tục giảm sút; người dân ít có cơ hội đóng góp ý kiến cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương hơn trước. Vấn đề bồi thường thu hồi đất vẫn còn nhiều bất cập.    

Đặc biệt, kết quả khảo sát PAPI năm 2015 tiếp tục cho thấy tính chất ‘kinh niên’ của tình hình tham nhũng ở Việt Nam.

Chỉ số nội dung "kiểm soát tham nhũng trong khu vực công" giảm 3 điểm phần trăm so với năm 2014. Các chỉ tiêu do mức độ hối lộ trong truờng tiểu học công lập và trong dịch vụ hành chính công về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều cho thấy tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, "chung chi", "bồi dưỡng thêm" để nhận được dịch vụ tốt hơn có xu hướng gia tăng.

“Người trả lời trên phạm vi toàn quốc cũng cho rằng, tình trạng vị thân và tham nhũng trong chính quyền địa phương hiện rất phổ biến. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy động lực và quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng trong giới chức và người dân có xu hướng giảm dần”, báo cáo Papi 2015 cho biết

Cũng theo báo cáo này, tham nhũng là một trong ba nhóm vấn đề nguời dân quan ngại ngại nhất trong năm 2015, bên cạnh mối lo lắng về điều kiện kinh tế như nghèo đói, việc làm, thu nhập, giao thông, duờng xá, phục vụ đi lại, giao thương.

“Bức xức với hành chính phiền nhiễu, ai cũng than. Song kêu ca chưa đủ, chúng ta cần chỉ rõ nền hành chính còn phiền nhiễu ở đâu và trong các lĩnh vực cụ thể nào”, PGS. TS Phạm Duy Nghĩa, Chương trình Fulbright, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP. HCM cho biết.

“Chính quyền các cấp cần có các biện pháp hữu hiệu hơn trong phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt cả cán bộ, công chức và người dân cần tích cực hơn trong việc giảm thiểu các hành vi tham nhũng, đưa hối lộ để khắc phục hiệu quả tệ nạn này”, ông Giang khuyến nghị.

Về tổng điểm thứ hạng, báo cáo PAPI 2015 và kết quả so sánh 5 năm cho thấy, Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng và Long An luôn có tên trong nhóm tỉnh, thành phố đạt điểm cao nhất trong suốt 5 năm. Kết quả so sánh trong 5 năm qua cho thấy, các tỉnh, thành phố đạt điểm cao thường tập trung ở các vùng Đông Bắc, miền Trung và Đông Nam Bộ. Những tỉnh, thành phố đạt điếm thấp thường tập trung ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Đánh giá về xếp hạng này, ông Ng Teck Hean, Đại sứ Singapore tại Việt Nam cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài giờ đây đang ngày càng quan tâm tới các vị trí xếp hạng của các tỉnh/thành phố trong Chỉ số PAPI khi đưa ra các quyết định đầu tư của họ, đồng thời rất quan tâm đến mức độ cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

Ông bày tỏ mong muốn chính quyền tất cả các địa phương Việt Nam quan tâm cải thiện hiệu quả, hiệu lực quản lý và tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan, ban ngành trong khu vực công.

So với kết quả khảo sát năm 2014, có sự gia tăng đột biến ở tỉ lệ người dân cho biết phải chi “lót tay” để làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Quan ngại hơn là “người dân không tin tưởng nhiều vào quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền địa phương”. Trên toàn quốc, chỉ có 37% số người được hỏi cho rằng chính quyền cấp tỉnh đã thực sự nghiêm túc xử lý vụ việc tham nhũng xảy ra ở địa phương.

Tin bài liên quan